Ukraine và Ba Lan ký thỏa thuận hợp tác an ninh song phương

Thỏa thuận với Ba Lan là thỏa thuận an ninh thứ 21 mà Ukraine đã ký kết với các quốc gia và khối, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Canada, Italia, Hà Lan, Phần Lan, Latvia, Tây Ban Nha, Bỉ...

Ngày 8/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã ký thỏa thuận an ninh song phương trong khuôn khổ chuyến thăm của nhà lãnh đạo Ukraine tới Warsaw.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại lễ ký thỏa thuận an ninh ở Warsaw hôm 8/7.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại lễ ký thỏa thuận an ninh ở Warsaw hôm 8/7.

Hai bên đã có cuộc hội đàm liên quan đến hợp tác quốc phòng giữa Ukraine và Ba Lan, con đường của Ukraine hướng tới gia nhập Liên minh châu Âu (EU), cũng như trao đổi về Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp tới tại Washington, dự kiến diễn ra vào ngày 9-11/7.

Phát biểu sau khi ký thỏa thuận trên, Thủ tướng Donald Tusk cũng cho biết, Ba Lan đang thảo luận cách thức để cung cấp năng lượng cho Ukraine trước mùa Đông tới.

Thỏa thuận với Ba Lan là thỏa thuận an ninh thứ 21 mà Ukraine đã ký kết với các quốc gia và khối, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Canada, Italia, Hà Lan, Phần Lan, Latvia, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển...

Trước đó, quan chức các nước cho biết, những thỏa thuận này không giống như hiệp ước phòng thủ chung giữa các nước thành viên NATO, mà là cam kết cung cấp vũ khí và các khoản viện trợ khác cho Ukraine để Kiev củng cố năng lực quốc phòng.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw