Tuyển sinh đại học 2025: Thay đổi để thích ứng

Từ năm 2025, nhiều trường đại học (ĐH) dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh để phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023.

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT có 4 môn thi, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn cùng 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Trước thay đổi này, nhiều cơ sở giáo dục ĐH cho biết sẽ có phương án để điều chỉnh công tác tuyển sinh ĐH kể từ năm 2025.

Cụ thể, Trường ĐH Nha Trang là cơ sở giáo dục ĐH đầu tiên thông báo phương án xét tuyển dự kiến, trong đó không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh vào trường sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp học bạ và điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL). Cụ thể, trường lấy điểm của học sinh ở một số môn nhất định trong 3 năm THPT, tùy theo ngành đào tạo và phải đạt yêu cầu tối thiểu do trường công bố hằng năm. Với điểm thi ĐGNL, trường tập trung vào khả năng suy luận logic và xử lý số liệu (Toán), ngôn ngữ (Tiếng Việt và Tiếng Anh) và giải quyết vấn đề (Khoa học). Theo TS Tô Văn Phương - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nha Trang, thí sinh có thể lựa chọn và tham gia kỳ thi ĐGNL do ĐH Quốc gia TPHCM, Hà Nội hoặc một số kỳ thi ĐGNL khác để lấy điểm thi này.

Giảm dần sự phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT không phải là xu hướng mới, những mùa tuyển sinh gần đây, các trường đã áp dụng nhiều phương án tuyển sinh. Cụ thể, mùa tuyển sinh ĐH, cao đẳng 2023, Bộ GDĐT tổng kết có hơn 20 phương thức xét tuyển. Với xu hướng tự chủ tuyển sinh, các trường chủ động lựa chọn các phương án thi và xét tuyển riêng để chọn được thí sinh phù hợp. Trong đó, xu hướng các kỳ thi riêng đang được nhiều trường lựa chọn bởi những tiện lợi của kỳ thi này đem lại như tổ chức nhiều lần, không cần chờ đợi tới kết thúc năm học mới có thể tổ chức xét tuyển dù rằng Bộ GDĐT quy định các trường không được được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước thời gian Bộ quy định.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm 2025 ĐH Bách khoa giữ ổn định chỉ tiêu và các phương thức tuyển sinh bao gồm xét tuyển tài năng theo điểm thi đánh giá tư duy và điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy sẽ tăng nhẹ. Ông cũng lưu ý các thí sinh nên chuẩn bị thêm các chứng chỉ tiếng Anh, tham gia kỳ thi ĐGNL hoặc đánh giá tư duy của các trường ĐH để có thêm cơ hội xét tuyển bằng nhiều phương thức.

Theo các chuyên gia, dù các trường thay đổi phương án tuyển sinh ra sao thì mục tiêu cuối cùng vẫn là lựa chọn được học sinh phù hợp. Vì vậy, về phía học sinh, điều quan trọng vẫn là chuẩn bị kiến thức và kỹ năng, tìm hiểu ngành nghề cẩn trọng để có sự lựa chọn không chỉ đúng nguyện vọng yêu thích mà còn phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân.

Tại chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh do Trường Dewey (Hà Nội) tổ chức vừa qua, chị Phạm Thái Bảo Ngọc, là MC - Biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam cho biết, mỗi nghề nghiệp có những thuận lợi và khó khăn riêng. Thông thường khi tư vấn, các chuyên gia hay vẽ nên bức tranh nghề nghiệp rất đẹp mà thiếu phần thách thức, khó khăn. Nếu có sự đồng hành của phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh đang công tác trong lĩnh vực đó thì sẽ tư vấn chuyên sâu tốt hơn để học sinh nhận thức rõ được đâu là lợi thế, năng lực của các con một cách thiết thực hơn, có nên chọn nghề không, khó khăn ra sao và cần vượt qua thách thức đó thế nào.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết nạp đội viên ở "địa chỉ đỏ"

Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (15/5): Kết nạp đội viên ở "địa chỉ đỏ"

Kết nạp đội viên tại các “địa chỉ đỏ” không đơn thuần là thực hiện nghi thức Đội, mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Đó cũng là hoạt động được nhiều cơ sở Đoàn - Đội tại Lào Cai tổ chức trong thời gian qua.

Tập huấn áp dụng giảm nhẹ rủi ro do thiên tai vào chương trình giáo dục

Tập huấn áp dụng giảm nhẹ rủi ro do thiên tai vào chương trình giáo dục

Sáng 12/5, tại thành phố Lào Cai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Vụ Cơ sở vật chất (Bộ giáo dục và Đào tạo) tổ chức tập huấn cho 60 cán bộ quản lý, giáo viên của tỉnh về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai vào chương trình giáo dục cho học sinh cấp trung học cơ sở.

Chủ trương nhân văn, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục

Chủ trương nhân văn, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục

Chủ trương sẽ hướng tới triển khai dạy 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tại các xã biên giới trong thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội.

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 58/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 43/2025/QĐ-UBND ngày 29/4/2025 quy định cụ thể về khoảng cách, địa bàn làm căn cứ xác định học sinh, học viên không thể đi đến trường và trở về trong ngày; danh mục trang cấp đồ dùng cá nhân, học phẩm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw