Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Do đặc thù khí hậu, địa hình, dãy Hoàng Liên đã hình thành tại đây hệ động thực vật rất phong phú.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên có 2.847 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 1.064 chi của 229 họ. Với số lượng loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam khiến nơi đây trở thành kho tàng lưu giữ nguồn gen cây rừng quý, hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia ở Việt Nam. Căn cứ vào danh mục thực vật đã điều tra ở khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên, có 147 loài trên tổng số 2.847 loài cây (chiếm 5,2%) của khu vực đã được đề cập trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Những loài thực vật quý, hiếm, đặc trưng của Vườn Quốc gia Hoàng Liên như vân sam Fansipan, thiết sam, liễu sam, dẻ tùng, thông đỏ, tam thất, đảng sâm, bảy lá một hoa... đang trong tình trạng ít gặp, cần quan tâm, bảo vệ.

Tại khu bảo tàng của đơn vị, có 6 tấm bằng công nhận quần thể cây rừng trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên là Cây di sản. Đó là quần thể cây đỗ quyên cành thô, cây vân sam Fansipan, cây đỗ quyên quang trụ, cây hồng quang, cây thiết sam Fansipan và cây trâm ổi. Tất cả đều là loài thực vật đặc hữu siêu quý hiếm có độ tuổi hơn 300 năm, không thể tìm thấy ở nơi nào khác ngoài những cánh rừng Hoàng Liên ở độ cao 2.000 m trở lên.

184.jpg

Vườn Quốc gia Hoàng Liên còn là vùng có nhiều loài cây dược liệu quý với các loài như sâm vũ diệp, trúc tiết nhân sâm, các loại hoàng liên, đỗ trọng, tế tân lá tim, dâm dương hoắc, lan hài, lan kim tuyến, lan 1 lá, củ bình vôi, hoàng tinh...

Hệ động vật rừng nơi đây cũng rất đa dạng với 555 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 96 loài thú, 346 loài chim, 63 loài bò sát và 50 loài lưỡng cư. Đặc biệt, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đang bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch, nhái có ở Việt Nam.

Trong buổi trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên hồ hởi thông báo: Vườn Quốc gia Hoàng Liên vừa đón nhận một tin vui đặc biệt, đó là dịp cuối tháng 8 vừa qua, trong quá trình khảo sát, các chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu hệ Gen (VAST) và Bảo tàng Đại học Kyoto (Đại học Kyoto, Nhật Bản) đã phát hiện loài chuột chũi vòi mới đang sinh sống ở vườn. Đây là lần đầu tiên ghi nhận giống chuột chũi vòi Uropsilus sinh sống ở Việt Nam.

185.jpg

Trong hơn 20 năm qua, nhiều tổ chức nước ngoài đặt vấn đề hợp tác, đầu tư, hướng dẫn và trợ giúp Vườn Quốc gia Hoàng Liên, như Tổ chức Động vật châu Á, Hội Động vật Luân Đôn (Vương quốc Anh), Bảo tàng quốc gia Australia, Vườn Quốc gia Pyrenees (Cộng hòa Pháp)… Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã cùng các tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, thu thập mẫu tiêu bản động, thực vật phục vụ nghiên cứu.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên hiện không chỉ được cả thế giới biết đến với sự phong phú và đa dạng về các loài động, thực vật, mà còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Nó là yếu tố rất quan trọng góp phần đưa Sa Pa trở thành khu du lịch nổi tiếng thế giới. Ai đó đã từng ví von rằng: Không có rừng Hoàng Liên Sơn thì Sa Pa sẽ mất đi một nửa sự quyến rũ và huyền bí!

Các sản phẩm du lịch chính ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên bao gồm các điểm du lịch và tuyến du lịch chủ yếu mang tính tìm hiểu, khám phá và chinh phục, như đi bộ khám phá thiên nhiên, tìm hiểu con người và văn hóa bản địa; du lịch nghỉ dưỡng, cắm trại trong rừng; du lịch nghiên cứu khoa học, tìm hiểu đa dạng sinh học; du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường… Mỗi địa danh ở đây không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên say đắm lòng người mà còn là những huyền tích về một vùng đất còn chất chứa nhiều điều bí ẩn.

186.jpg

Một điều đặc biệt khác là ở xung quanh Vườn Quốc gia Hoàng Liên có nhiều bản làng của các tộc người dân tộc thiểu số sinh sống như Mông, Dao, Giáy, Tày, Xá Phó, Khơ Mú, Lự… Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, được lưu giữ qua nhiều thế hệ, tạo nên một miền đất huyền ảo bởi sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và đời sống văn hóa độc đáo của người dân. Đó là những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên văn hóa có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Đến với nơi đây, du khách ngoài ngắm cảnh sẽ còn được hiểu và biết thêm những nét thú vị của đồng bào dân tộc thiểu số qua những hoạt động ca múa nhạc với những nhạc cụ khèn, sáo, kèn, đàn môi làm say đắm lòng người. Du khách cũng có thể cùng người dân trải nghiệm những hoạt động đặc sắc như đẩy gậy, bắn cung, kéo co, đi cà kheo, đi tham quan bản làng, cối giã gạo, các khu ruộng bậc thang, các nương chàm...

183.jpg

Vừa qua, các cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia Hoàng Liên rất vui vì được đón các đoàn khách là thành viên Ban Tổ chức và vận động viên nhiều nước trên thế giới tham gia Giải Bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2023 tại Lào Cai. Các đoàn vận động viên đã có một ngày trải nghiệm Vườn Quốc gia Hoàng Liên và các bản làng ở đây, trong đó hành trình đến với đỉnh núi Fansipan để lại ấn tượng sâu đậm nhất.

“Kho báu” - Vườn Quốc gia Hoàng Liên đang đứng ở vị trí đặc biệt nhất về giá trị đa dạng sinh học trong các vườn quốc gia của thế giới (cấp A), nhưng giờ đây không chỉ là rừng, là danh thắng, là sự đa dạng sinh học và là nơi lưu giữ nguồn gen quý của quốc gia và thế giới, mà còn là phong tục, tập quán, văn hóa bản địa.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Vườn Quốc gia Hoàng Liên không chỉ thực hiện tốt công tác cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, bảo vệ rừng gắn với phát triển sinh kế cho người dân... mà còn tận dụng được thế mạnh phát triển du lịch sinh thái để xứng tầm với danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”.

Một tin vui đối với người dân trong tỉnh nói riêng và Tây Bắc nói chung, vừa qua, Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai xây dựng hồ sơ để UNESCO công nhận Vườn Quốc gia Hoàng Liên là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khi được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước sẽ được đầu tư để bảo tồn nguyên vẹn thiên nhiên hoang dã nơi đây. Khi ấy, vườn sẽ là khu lưu trữ nguồn gene gốc động, thực vật, thảo dược của thế giới, là địa điểm lý tưởng phục vụ việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, có ý nghĩa to lớn đối với bảo vệ môi trường. Đây được coi là “lá phổi”, là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nguồn nước cho Lào Cai, khu vực Tây Bắc và cả đồng bằng Bắc Bộ.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một trong những trung tâm của đa dạng sinh học, với nhiều loài đặc hữu, được ghi vào Sách đỏ của thế giới. Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2003, Vườn Quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn Di sản ASEAN; được UNESCO công nhận là 1 trong 28 điểm đến thú vị nhất thế giới năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

fb yt zl tw