Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

00.jpg

Vượt gần 10 km đường nhựa phẳng lỳ từ thành phố Lào Cai về đến trung tâm xã Cam Đường, chúng tôi chứng kiến sự thay da, đổi thịt của vùng quê cách mạng. Dọc hai bên đường, những vườn cây xanh tốt bao quanh những căn nhà khang trang cho thấy sự ấm no, phát triển kinh tế nơi đây.

17.jpg

“Cam Đường so với trước đây đã có sự đổi thay một trời một vực”, đó là chia sẻ của ông Trần Văn Hợp, Bí thư Chi bộ thôn Làng Dạ 1.

Nguyên là Bí thư Đảng ủy xã trong 4 nhiệm kỳ (1989 - 2010), hơn ai hết, ông Hợp hiểu rõ về lịch sử phát triển của vùng quê này.

16.jpg

Ông Hợp cho biết: Thời kháng chiến, khu căn cứ cách mạng Cam Đường nằm trong cánh đồng nhỏ tại vùng thung lũng rộng lớn thuộc khu Làng Dạ. Ngày ấy, khu vực này hầu hết là đồng bào dân tộc Tày, đời sống rất khó khăn, chủ yếu đi làm thuê làm mướn do không có ruộng. Kể từ khi có Đảng lãnh đạo, tất cả đều đoàn kết, chung sức cùng cán bộ Việt Minh lập căn cứ địa. Nơi đây trở thành điểm chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy Lào Cai về công tác xây dựng Đảng, thành lập chi bộ, thành lập Ủy ban Hành chính kháng chiến, xây dựng các đoàn thể yêu nước, thành lập đội du kích. Những năm tháng tiếp đó, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, Nhân dân Cam Đường dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, lập nên những chiến công hiển hách.

Ngô thu nhập bấp bênh trong khi chuối bị bệnh khiến gia đình anh Hồ gặp khó..jpg

Với những thành tích trong chặng đường hình thành và phát triển, xã Cam Đường có nhiều tập thể và cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý, trong đó, cán bộ, Nhân dân xã Cam Đường được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

00 - Copy.jpg

Xã Cam Đường hiện có 1.637 hộ với 6.366 khẩu. Xã có 9 dân tộc sinh sống ở 13 thôn. Trong những năm qua, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Cam Đường luôn đoàn kết, phấn đấu, đạt những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đời sống người dân trong xã không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua từng năm… Đến năm 2014, xã Cam Đường là một trong những xã đầu tiên của tỉnh Lào Cai “về đích” nông thôn mới.

Ngô thu nhập bấp bênh trong khi chuối bị bệnh khiến gia đình anh Hồ gặp khó..jpeg

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt, chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc, từ năm 2014 đến nay, xã Cam Đường tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và đạt nhiều kết quả nổi bật. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện còn 0,3%; các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc được gìn giữ và phát huy, gắn liền với cải tạo hủ tục; giữ vững, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí nông thôn mới và 5 thôn kiểu mẫu…

Ông Nguyễn Văn Cường, Quyền Chủ tịch UBND xã cho biết: Cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Cam Đường luôn nỗ lực triển khai các giải pháp đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 100% tiêu chí để đề nghị công nhận xã Cam Đường trở thành phường của thành phố Lào Cai.

Để đạt mục tiêu này, Đảng bộ xã sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết của Thành ủy về thực hiện Đề án xây dựng phường Cam Đường, Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ xã Cam Đường; phối hợp thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, định hướng chuyển đổi việc làm cho lao động trong độ tuổi, thực hiện hiệu quả các chính sách, an sinh xã hội; tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi để các mô hình kinh tế gắn với kinh doanh dịch vụ phát triển…

20.jpg

Trải qua những chặng đường lịch sử, vùng đất Cam Đường trước đây và xã Cam Đường ngày nay đã thay da, đổi thịt, trở thành khu vực đô thị phát triển của thành phố Lào Cai. Sự đổi thay ấy bắt nguồn từ những chủ trương, chính sách đúng đắn kết hợp với sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và người dân. Đây là nền tảng để Cam Đường viết tiếp trang sử tự hào của quê hương trong thời kỳ đổi mới...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw