Tự hào truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng

LCĐT - Ngược dòng lịch sử cách đây 92 năm, ngày 1/8/1930, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng đã xuất bản tài liệu “Ngày quốc tế đỏ, mồng một tháng Tám”. Sau khi được phát hành, tài liệu này đã tạo được tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ Nhân dân yêu nước đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

Công tác định hướng tuyên truyền luôn được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy duy trì đều đặn qua các hội nghị giao ban báo chí.
Công tác định hướng tuyên truyền luôn được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy duy trì đều đặn qua các hội nghị giao ban báo chí.

Vị trí, vai trò và sức mạnh của tuyên truyền - một hình thái công tác tư tưởng của Đảng - đã được khẳng định và đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngày 1/8/1930 đánh dấu hoạt động chính thức của cơ quan cổ động và tuyên truyền của Đảng. Với ý nghĩa đặc biệt của sự kiện lịch sử này, năm 2000, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm ngày truyền thống công tác Tư tưởng - Văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng.

92 năm qua, ngành Tuyên giáo và công tác tuyên giáo trở thành bộ phận không thể tách rời, luôn gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những ngày Đảng mới thành lập và trong giai đoạn hoạt động bí mật, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, công tác tuyên giáo đã góp phần quan trọng vào việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, tuyên truyền, giác ngộ, tập hợp, giáo dục, rèn luyện, tổ chức các tầng lớp Nhân dân tin tưởng và đi theo tiếng gọi của Đảng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, công tác tuyên giáo đã góp phần tạo nên sức mạnh và động lực tinh thần to lớn trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Cả dân tộc đoàn kết, muôn triệu người như một: “Nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam với chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, hăng hái lên đường, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, giang sơn thu về một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong 30 năm kháng chiến vì mục tiêu giải phóng, bảo vệ và thống nhất đất nước, đội ngũ cán bộ tuyên giáo của Đảng từ hậu phương tới tiền tuyến đều nung nấu một mục đích cao cả, đó là góp phần xây dựng, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh, giá trị con người Việt Nam; làm cho toàn quân, toàn dân vững tin và quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu. Cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận tuyên giáo của Đảng, từ huấn học, tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa - văn nghệ cho đến khoa giáo... đã vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, vừa tay bút, vừa tay súng, chiến đấu với kẻ thù. Trong số đó, nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh ở tuyến đầu, cam go và ác liệt nhất, luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tuyên giáo học tập và noi theo.

Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, công tác tuyên giáo của Đảng tập trung cùng cả nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khắc phục nhanh chóng hậu quả chiến tranh, kiến thiết đất nước, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn quyền và chủ quyền lãnh thổ quốc gia, làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bước vào thời kỳ đổi mới, công tác tuyên giáo đã tích cực góp phần đổi mới tư duy, nhất là đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tích cực tham gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, góp phần mở rộng dân chủ, khẳng định sự vận dụng sáng tạo, phù hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khơi dậy khát vọng dân tộc, xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng làm nên những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong hơn 35 năm đổi mới, làm thay đổi sâu sắc diện mạo, cơ đồ, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Tuyên giáo đã đóng góp xứng đáng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hôm nay. Nền kinh tế phát triển liên tục trong suốt 35 năm qua, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên rõ rệt…

Năm 2022, kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống công tác tuyên giáo của Đảng, đây cũng là chặng đường 75 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Tuyên giáo Lào Cai. Hơn 7 thập niên qua, công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ quê hương. Lào Cai đã trải qua hơn 30 năm tái lập, đổi mới và phát triển, những thành tựu đạt được rất to lớn. Vinh dự và tự hào trước những thành tựu đó, những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh càng ý thức được trách nhiệm nặng nề song rất vẻ vang của mình.

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự bùng nổ thông tin đa chiều trên không gian mạng, cộng với sự gia tăng các hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước ta của các thế lực thù địch, cùng những phần tử cơ hội chính trị ở trong nước và nước ngoài là yếu tố tác động lớn đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, đòi hỏi ngành Tuyên giáo phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kịp thời định hướng, giải đáp đúng và trúng những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội. Đồng thời, luôn phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, làm tốt vai trò của những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng của Đảng, tiếp tục viết tiếp những mốc son mới trong hành trình bảo vệ thành quả, xây dựng và phát triển để sớm hiện thực hóa khát vọng đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Đỗ Đức Liệu

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

fb yt zl tw