Truyền thông Nga bị cáo buộc chi 10 triệu USD để can thiệp bầu cử Mỹ

Mỹ đã cáo buộc và trừng phạt các giám đốc điều hành truyền thông quốc gia Nga, hạn chế các đài truyền hình có liên quan với Kremlin vì Moscow thực hiện một chiến dịch lớn nhằm can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ.

Ảnh: Ifri
Ảnh: Ifri

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ ngày 4/9 đã công bố các hành động phối hợp để chống lại các hoạt động can thiệp của Nga.

Theo BBC, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cáo buộc đài RT của Nga trả cho một công ty ở Tennessee 10 triệu USD để "tạo và phát tán nội dung ẩn chứa thông điệp của chính phủ Nga cho khán giả Mỹ".

Tổng biên tập đài truyền hình RT Margarita Simonyan là một trong 10 người bị Mỹ trừng phạt với cáo buộc cố gây tổn hại đến lòng tin của công chúng vào các thể chế của Mỹ. RT đã bác bỏ việc có liên quan.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ nói, Moscow muốn nhận được kết quả mong muốn khi cuộc đua vào Nhà Trắng giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris diễn ra.

Người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho hay, Nga muốn làm giảm sự ủng hộ của quốc tế đối với Ukraine, củng cố các lợi ích và chính sách thân Nga, gây ảnh hưởng tới cử tri Mỹ. Theo ông Kirby, phần lớn các nỗ lực phát tán thông tin sai lệch của Nga được RT chỉ đạo và tài trợ. "RT không chỉ là một nhánh tuyên truyền của Điện Kremlin nữa mà đài này được dùng để thúc đẩy các hành động gây ảnh hưởng bí mật của Nga".

Trong khi đó, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết, đài RT và các phương tiện truyền thông quốc gia khác của Nga đã tham gia vào một chiến dịch đen tối nhằm bí mật tuyển dụng những người Mỹ có ảnh hưởng để hỗ trợ cho hoạt động của họ".

Các quan chức Mỹ cảnh báo rằng ngày càng có nhiều đối thủ nước ngoài cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử của nước này kể từ những nỗ lực của Nga vào năm 2016.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw