Trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Với vị trí “cửa ngõ” trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam), những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung phát huy lợi thế riêng có để phấn đấu trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

Lào Cai là tỉnh duy nhất có cửa khẩu quốc tế nằm trong thành phố, có kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ phát triển, thuận lợi cho nhu cầu giao thương, xuất - nhập khẩu, du lịch và dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lào Cai có lợi thế đặc biệt với cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là “cửa ngõ” quan trọng trung chuyển hàng hóa giữa các nước ASEAN qua cảng biển Việt Nam tới các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc.

z4964371460221-2f003dc001cdd5cd097f5d4095e6bcc0-3911-1265.jpg
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Kim Thành.

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được định vị phát triển thành khu vực động lực của hành lang biên giới, trong đó hạt nhân là khu hợp tác kinh tế qua biên giới, với trọng tâm là phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, logistics, cảng cạn. Từ diện tích ban đầu 6.514 ha, đến nay, Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai có tổng diện tích gần 16.000 ha với các phân khu chức năng và 3 cặp cửa khẩu: Cửa khẩu Quốc tế đường sắt Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc); Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 1 Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) được nối liền bởi cầu Hồ Kiều II qua sông Nậm Thi; Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Việt Nam) - Bắc Sơn (Trung Quốc)…

Theo ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai, với mục tiêu trở thành 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước, phấn đấu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, đưa Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành trung tâm logistics lớn và quan trọng hàng đầu của cả nước, phát triển đa ngành, lĩnh vực. Do đó, tỉnh Lào Cai đã dành nhiều nguồn lực để xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên, lấy kinh tế thương mại qua các cửa khẩu biên giới làm nòng cốt, đưa kinh tế cửa khẩu thực sự là mũi nhọn, động lực để phát triển kinh tế địa phương.

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai hiện có 61 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, hoạt động chuyên nghiệp về vận chuyển, giao hàng thông quan qua cửa khẩu và thanh toán quốc tế. Năm 2023, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh tăng quy mô đầu tư 4 dự án với tổng vốn đăng ký trên 2.000 tỷ đồng. Tổng giá trị xuất - nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu năm 2023 dự kiến đạt 2 tỷ USD, đứng thứ 3 về kim ngạch xuất - nhập khẩu so với các cửa khẩu biên giới phía Bắc (sau cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh và cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn).

z4964371523413-7a07b014bbf8e725a57d8792a5028a09-7510-3609.jpg
Hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Kim Thành.

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai vào tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng: Lào Cai - nơi sông đầu nguồn, núi tuyệt đỉnh, ở trung tâm vùng, có cửa khẩu lớn, văn hóa các dân tộc đa dạng, giàu bản sắc; danh lam thắng cảnh, khoáng sản phong phú. Với nhiều tiềm năng khác biệt, Lào Cai hội tụ đủ các điều kiện “riêng có” để phát triển trở thành một cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam của Trung Quốc.

Đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang được xem xét phê duyệt Đề án “Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam, Trung Quốc”.

z4876445814736_9903cb67efd7419b59ff3c47c051c393.jpg
Ký kết biên bản Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt - Trung.

Để sớm đưa Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam, Trung Quốc; là “cầu nối” các dòng hàng hóa 2 chiều từ Trung Quốc sang ASEAN và khu vực châu Á khác; tỉnh Lào Cai đã chủ động xây dựng các nghị quyết, đề án, chương trình. Trong đó, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng biên giới; quy hoạch, bố trí các cơ sở công nghiệp, cơ sở kinh tế phù hợp; tiếp tục xây dựng và nâng cao hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất - nhập cảnh, xuất - nhập khẩu; đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện; triển khai hoạt động giao lưu hữu nghị giữa các cơ quan hai bên; tích cực thúc đẩy xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung đã được Chính phủ hai nước ký kết; thúc đẩy mở mới, nâng cấp các cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung, triển khai xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, mậu dịch tự do; đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhà đầu tư, phát huy hiệu quả vị trí vai trò cầu nối của hai bên…

Tại Hội nghị phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức vào đầu tháng 11/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng, Lào Cai là địa phương có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược của cả nước và khu vực, được đánh giá là “cửa ngõ” và “cầu nối” quan trọng về giao thương, giao lưu văn hóa không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc mà cả các nước ASEAN; là trung tâm trung chuyển và dịch vụ logistics quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, một kết nối quan trọng của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông.

Lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá, cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) đóng vai trò "cửa ngõ" giao thương trong cung đường vận chuyển ngắn nhất từ Côn Minh ra biển Đông (Cảng Hải Phòng) với đầy đủ các loại hình giao thông kết nối.

20231104165234-mg-4934-8743-3769.jpg
Lào Cai đưa vào hoạt động cửa khẩu số.

Tới đây, khi tỉnh Vân Nam, Trung Quốc triển khai hoàn thành các dự án thúc đẩy cửa khẩu thông minh. Cùng với đó, tỉnh Lào Cai tập trung giải quyết những “điểm nghẽn” về giao thông kết nối, logistics, hoàn thành xây dựng cửa khẩu số, sẽ góp phần cải thiện hiệu quả, nâng cao năng lực thông quan giữa hai nước, đưa Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam, Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

fbytzltw