Trung tâm dữ liệu dự phòng là yêu cầu cấp thiết cho TP.HCM

Trung tâm dữ liệu dự phòng không chỉ là giải pháp mà còn là yêu cầu cấp thiết đảm bảo sự liên tục trong hoạt động của các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung tại TP.HCM.

Trung tâm dữ liệu dự phòng là tập hợp các chính sách, công cụ và quy trình để cho phép khôi phục hoặc tiếp tục cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ quan trọng sau thảm họa tự nhiên hoặc do con người gây ra.

Hệ thống này còn bao gồm các kiến thức về mô hình, bảo mật, khả năng phục hồi sau sự cố và đảm bảo tính liên tục trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn TP.HCM.

7.jpg
Bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM phát biểu tại hội thảo.

Việc triển khai trung tâm dữ liệu dự phòng hiện nay được xem là cấp thiết, chính vì thế, ngày 26/6 vừa qua, Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM đã phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội thảo “Mô hình và phương án lựa chọn trung tâm dữ liệu dự phòng thành phố”, nhằm lắng nghe ý kiến và nghiên cứu, tìm kiếm, đề xuất các giải pháp xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu dự phòng của thành phố.

Theo bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM, trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã và đang trở thành nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động của chính quyền và các tổ chức doanh nghiệp.

TP.HCM với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước, cũng không nằm ngoài xu hướng này. Hiện thành phố đã triển khai nhiều hệ thống, nền tảng số dùng chung phục vụ chuyển đổi số của các sở, ngành, quận, huyện và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Bà Võ Thị Trung Trinh cho rằng, dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng không thể phủ nhận vẫn còn nhiều rủi ro và thách thức lớn. Những nguy cơ từ thiên tai như lũ lụt, bão, động đất, các yếu tố rủi ro, hiểm họa từ con người như tin tặc đánh cắp dữ liệu, phá hoại hay tống tiền, hay các yếu tố về hạ tầng như hư hỏng thiết bị đều có thể gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng số của thành phố.

Các sự cố như hỏa hoạn, mất điện, lỗi phần mềm hay những cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi là những mối đe dọa trực tiếp và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến an ninh dữ liệu, an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, người dân.

"Việc nghiên cứu, đề xuất triển khai một trung tâm dữ liệu dự phòng thành phố không chỉ là giải pháp mà còn là yêu cầu cấp thiết", Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM cho biết.

Trung tâm dữ liệu dự phòng sẽ giúp thành phố đảm bảo sự liên tục trong hoạt động của các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung phục vụ cho hoạt động của chính quyền và cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp trên môi trường số; đồng thời, nâng cao khả năng phục hồi sau thảm họa và bảo vệ dữ liệu quan trọng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố.

Theo đại diện SVTech, việc sao lưu dữ liệu, hay thành lập trung tâm dữ liệu dự phòng là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Đặc biệt, khi mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là tấn công mạng ransomware.

Theo thống kê từ đầu năm 2023 đến nay, đã có 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, gây ra sự cố và thiệt hại nghiêm trọng. Riêng 3 tháng đầu năm 2024, số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam là 2.323 cuộc.

"Khi việc ngăn chặn tấn công ransomware gần như là không thể thì sao lưu vẫn là biện pháp hỗ trợ tốt cho đơn vị, tổ chức khi bị tấn công", đại diện SVTech nhấn mạnh.

Ủy viên Ban chấp hành VNISA phía Nam Trịnh Ngọc Minh cho rằng TP.HCM nên xây dựng hệ thống dữ liệu dự phòng chống được ransomware, để đảm bảo khả năng cung ứng dịch vụ công, an toàn an ninh mạng.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam, gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, tổ chức tọa đàm khoa học quốc tế thường niên Bắc Âu lần thứ 8 với chủ đề “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”.

Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06: Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Sáng 18/3, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.

fb yt zl tw