Trung Quốc biến "phế phẩm nông nghiệp" thành nguồn thu ổn định

Chỉ riêng trong năm 2022, thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, đã sản xuất 10 triệu tấn rơm, gần ngang bằng với sản lượng ngũ cốc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một trạm thu gom rơm ở huyện Điếm Giang, thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc.

Về cơ bản có hai phương pháp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch: đốt chúng hoặc cắt nhỏ và rải ra đồng. Phương án đốt rơm rạ gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng và phần lớn các địa phương ở Trung Quốc đã cấm đốt rơm rạ để bảo vệ môi trường. Phương án thứ hai có khả năng bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, nhưng cũng có nguy cơ đưa trứng sâu bệnh vào các cánh đồng.

"Kể từ khi chính quyền cấm đốt rơm rạ, chúng tôi đã gặp nhiều rắc rối trong việc xử lý chúng. Nhưng giờ đây, mọi thứ đang thay đổi", Diệp Hồng Mai, một nông dân địa phương thuê hơn 700 mu (khoảng 47 ha) đất nông nghiệp để trồng lúa và cải dầu luân canh, cho biết.

Trong những năm gần đây, huyện Điếm Giang thuộc thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ sau khi thu hoạch, mang lại thu nhập cho người dân.

"Rơm rạ chất lượng cao thì được các nhà máy rượu thu mua để làm men chưng cất, còn rơm rạ chất lượng thấp hơn sẽ được chế biến thành những miếng lót, thứ các nhà máy sản xuất thủy tinh và thép có nhu cầu rất cao để phục vụ việc đóng gói và vận chuyển", Ngô Mạnh Nguyên, chủ tịch công ty tái chế Zhushihua. "Chúng tôi có thể thu mua hơn 2.000 tấn rơm mỗi năm từ nông dân địa phương", ông nói.

Huyện Điếm Giang đã tận dụng những trường học và nhà máy bỏ hoang ở nông thôn để xây dựng 17 trạm thu gom rơm. Châu Khải Chung, giám đốc trạm dịch vụ sinh thái nông nghiệp Điếm Giang, cho biết các trạm này có thể thu gom và tiêu thụ 50.000 tấn rơm/năm. Ông cũng cho biết rằng nguồn thu từ việc bán rơm rạ đã qua xử lý ở Điếm Giang lên đến 59 triệu NDT (8 triệu USD)/năm.

Bên cạnh đó, huyện Điếm Giang cũng đang tìm cách chế biến rơm thành thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ. Huyện đang xây dựng 6 nhà máy thức ăn chăn nuôi và 2 nhà máy phân bón, dự kiến sẽ tiêu thụ 23.000 tấn rơm/năm.

Du khách chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật bằng rơm ở quận Bích Sơn, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc tháng 10/2023.

Việc sử dụng rơm rạ đã mang lại lợi ích thực chất cho nông dân địa phương. Ông Ngô Mạnh Nguyên mua rơm rạ từ nông dân địa phương với giá 1.400 NDT/tấn. Điều đó có nghĩa là 1 mu đất có thể đem về cho nông dân khoảng 350 NDT, đủ để chi trả toàn bộ chi phí hạt giống và phân bón cho nông vụ tới.

Mặt khác, các nhà máy thu gom và chế biến rơm rạ mọc lên như nấm cũng đang cung cấp việc làm cho cư dân gần đó. Ở thị trấn Châu Gia, các nhà máy này có thể cung cấp khoảng 1.500 việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian cho người dân địa phương, theo Chung Tuấn, giám đốc trung tâm dịch vụ nông nghiệp của thị trấn.

"Gia đình tôi có 3 người và kiếm được hơn 20.000 NDT/năm nhờ làm việc tại các nhà máy gần đây và kiếm thêm được 1.500 NDT/năm nữa nhờ bán rơm", Giang Lệ Lục, 63 tuổi, cho biết.

Trước khi có nhiều biện pháp tận dụng rơm rạ như hiện nay, nhiều nông dân Trung Quốc phải lén lút đốt rơm sau khi thu hoạch. Việc đốt rơm rạ thực sự gây hại cho môi trường. Khói dày đặc sẽ bay đến các đường cao tốc gần đó và gây cản trở tầm nhìn. Bên cạnh đó, đốt rơm rạ cũng được xem là một nguy cơ gây cháy rừng.

"Đốt rơm rạ ngoài trời giờ là chuyện hiếm khi xảy ra. Những biện tận dụng rơm rạ đã mang lại những kết quả tích cực, cả về kinh tế và sinh thái", ông Châu Khải Chung kết luận.

Theo báo Nông nghiệp VN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Để thu thập thông tin phục vụ việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế với người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế năm 2024.

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

fb yt zl tw