Trung Quốc ban bố cảnh báo đỏ vì mưa lớn

Cơ quan khí tượng quốc gia Trung Quốc đã phát đi cảnh báo đỏ, tức mức cảnh báo cao nhất về mưa lớn đối với các tỉnh miền Đông và Nam nước này. Nhiều địa phương ở trung và hạ lưu sông Dương Tử đang ngập trong mưa lũ, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân.

Vào lúc 10h sáng 24/6 (giờ địa phương), Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) đã nâng mức cảnh báo mưa lớn ở nước này từ màu cam lên màu đỏ, tức mức cao nhất. Đây cũng là cảnh báo đỏ về mưa lớn đầu tiên trong năm nay ở Trung Quốc. Mức cảnh báo nghiêm trọng này tiếp tục được duy trì trong sáng 25/6.

Mưa lũ lớn ở huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc ngày 23/6. Ảnh: Tân Hoa
Mưa lũ lớn ở huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc ngày 23/6. Ảnh: Tân Hoa

NMC cho biết, kể từ 17/6, mưa lớn liên tục tấn công vùng trung và hạ lưu Trường Giang (sông Dương Tử). Lượng mưa tích lũy ở một số địa phương thuộc tỉnh An Huy, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam đạt từ 250-500 mm, một số nơi lên tới 500-740 mm, như Thường Đức, Hồ Nam hay Hoàng Sơn, An Huy.

Cơ quan này dự báo khu vực vùng lõi của đợt mưa lớn lần này sẽ tiếp tục lan từ trung và hạ lưu xuống phía Bắc khu vực ven biển miền Nam Trường Giang trong 3 ngày tới, với tổng lượng mưa lớn hơn mức trung bình cùng thời kỳ trong lịch sử. Cơ quan này buộc phải nhắc nhở các ban ngành liên quan làm tốt công tác ứng phó khẩn cấp và cứu hộ cứu nạn trước mưa lớn, dừng các hoạt động hội họp, đóng cửa trường học và nghỉ làm khi cần thiết.

Thành phố thủ phủ tỉnh Hồ Nam có lượng mưa lên tới 65,1 mm từ 9h-10h sáng 24/6, phá vỡ kỷ lục về lượng mưa trong một giờ vào tháng 6 của địa phương. Tổng lượng mưa trong một giờ tại đây lên tới 768 triệu mét khối, tương đương 54 lần lượng nước của Hồ Tây ở Hàng Châu, Trung Quốc. Nhiều tuyến tàu điện ngầm ở đây đã phải ngừng hoạt động. Lượng mưa trung bình trên địa bàn tỉnh này cũng đạt 183,3 mm, nhiều gần 50% so với cùng kỳ hàng năm, một số khu vực ở miền Trung và phía Bắc thậm chí nhiều gấp từ 1 đến 2 lần.

Tính đến sáng qua, 5 thành phố của tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc đã phải di dời khẩn cấp khoảng 64.000 người. Trong khi đó, mực nước tại tỉnh Chiết Giang, cũng ở miền Đông nước này liên tục dâng cao. Hồ chứa Tân An Giang ở thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh này đã phải xả lũ lần thứ 8 kể từ khi đưa vào vận hành năm 1959. Đây là hồ chứa lớn nhất ở miền Đông Trung Quốc, với tổng dung tích 21,6 tỷ mét khối.

Trong bối cảnh mưa lớn gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, Tổng cục Giám sát Tài chính Quốc gia Trung Quốc đã yêu cầu ngành bảo hiểm bồi thường mưa lũ cho người dân ở miền Nam. Tính đến trưa 24/6, các tổ chức bảo hiểm đã nhận được 23.600 yêu cầu bồi thường thiệt hại do mưa lớn gây ra, với tổng số tiền lên tới 833 triệu Nhân dân tệ (khoảng 115 triệu USD).

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Tổng thống Joe Biden có thể sẽ sử dụng vụ Israel tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar để gây áp lực lên Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhằm kết thúc cuộc chiến tại Gaza. Tuy nhiên, trong những tháng cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ có thể thiếu sức mạnh để buộc nhà lãnh đạo Israel phải tuân theo ý muốn của mình.

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto sẽ nhậm chức vào ngày 20/10 tới, thổi làn gió mới cho nền chính trị quốc gia Vạn đảo sau 10 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Joko Widodo. Với chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 2 vừa qua và thế đa số trong quốc hội, người dân Indonesia đang kỳ vọng Tân Tổng thống sẽ giúp nền kinh tế xứ Vạn đảo “cất cánh”.

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Nợ công toàn cầu dự kiến chạm mức kỷ lục 100.000 tỷ USD trong năm 2024. Khối nợ khổng lồ này có thể gây ra nhiều sóng gió trên thị trường tài chính thế giới, đồng thời là hòn đá tảng cản bước các nước, nhất là nước nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Thung lũng Marcq, một khu vực từng phải chịu nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng, giờ đây đang trở thành hình mẫu về cách thức tái thiết và quản lý bền vững nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Tuần qua (7 - 13/10), dư luận thế giới hướng sự chú ý về những diễn biến ở Gaza sau tròn 1 năm nổ ra xung đột. Những mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải gánh chịu từng ngày đang cho thấy sự cấp bách của những nỗ lực hướng tới một nền hòa bình bền vững.

fbytzltw