Trồng cây Xuyên khung – một cách làm giàu ở vùng cao Lào Cai

Xuyên khung là loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở các huyện vùng cao Lào Cai như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và một số xã vùng cao của huyện Bát Xát. Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, cây Xuyên khung đã được các công ty dược của Nhà nước đưa về các vùng này trồng nhằm phát triển nguồn dược liệu phục vụ bào chế thuốc chữa bệnh.

Cơ chế thị trường phát triển mạnh, các ngành kinh doanh, dịch vụ đua nhau mọc lên, các loại cây lương thực, thực phẩm được chú trọng phát triển, cây Xuyên khung cùng một số loài cây dược liệu khác bỗng nhiên bị quên bẵng trong một thời gian dài. Cùng với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế đất nước của Đảng, các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể của Nhà nước, toàn dân tham gia phát triển kinh tế gia đình, từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Khi đói nghèo được đẩy lùi, việc cần làm trong giai đoạn hiện tại và những năm tới là vươn lên làm giàu, muốn vậy phải khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Lúc này, đồng bào người Hà Nhì, Mông, Dao ở các xã vùng cao của huyện Bát Xát lại chọn cây Xuyên khung để làm giàu. Qua khảo sát thực tế tại các xã: Ý Tý, Ngải Thầu, A Lù, Nậm Chạc… chúng tôi được biết: Cây Xuyên khung đã được nhân dân các xã trồng từ nhiều năm trước, nhưng do thị trường tiêu thụ không ổn định, hơn nữa, sản phẩm khó bảo quản và dễ bị mọt, nên nhân dân không mở rộng diện tích trồng, mỗi hộ chỉ trồng trung bình trên dưới 100m2 để phục vụ nhu cầu gia đình hoặc nếu dư thừa thì bán ra ngoài với số lượng ít.

Nhận thấy đây là loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, nhanh cho thu hoạch và có đầu ra ổn định là các công ty chế biến dược tại Lào Cai hoặc xuất sang thị trường Trung Quốc, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Bát Xát đã tham mưu cho UBND huyện quy hoạch vùng trồng và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nhân dân.

Năm 2011, huyện Bát Xát trồng được hơn 30 ha cây Xuyên khung, năng suất trung bình 5 – 6 tạ/ha. Với giá bán 70.000 – 75.000 đồng/kg, mỗi ha sau khi trừ chi phí sẽ thu lãi 30 – 35 triệu đồng/vụ. Anh Ly Sa Giờ, thôn Mò Phú Chải, xã Ý Tý cho biết: Cây Xuyên khung sau trồng 8 – 9 tháng thì cho thu hoạch và nhân dân tự để giống trồng vụ sau, nên chi phí đầu tư thấp, nhưng hiệu quả kinh tế cao.

Đây là nguồn thu đáng kể cho nhân dân vùng cao, bởi cây Xuyên khung là loại cây dược liệu dễ trồng, không tốn công chăm sóc, nhanh cho thu hoạch, chi phí đầu tư phân bón thấp và ít bị sâu bệnh hại, hơn nữa có thể trồng xen dưới tán các vườn trồng cây ăn quả ôn đới như đào, mận, lê… để tăng hiệu quả sử dụng đất và hạn chế cỏ dại.

Năm 2012, huyện Bát Xát đã quy hoạch mở rộng vùng trồng ra các xã: Pa Cheo, Trịnh Tường, A Mú Sung, một số thôn vùng cao của xã Cốc Mỳ… và tăng thêm diện tích mỗi năm 20 - 30 ha, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng cao Bát Xát./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

fbytzltw