Triều Tiên tuyên bố đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc

Quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 9/10, đồng thời xây dựng "các công trình phòng thủ kiên cố" tại các khu vực này để đáp trả các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 9/10, đồng thời xây dựng "các công trình phòng thủ kiên cố" tại các khu vực này để đáp trả các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin về việc Triều Tiên tuyên bố đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc. (Ảnh cắt từ bản tin Yonhap)
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin về việc Triều Tiên tuyên bố đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc. (Ảnh cắt từ bản tin Yonhap)

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn thông cáo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên nêu rõ: "Một dự án sẽ được triển khai vào ngày 9/10 nhằm ngưng hoạt động hoàn toàn các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối với "Hàn Quốc" và "gia tăng phòng thủ vững chắc ở biên giới".

Theo KCNA, việc quân đội Triều Tiên đóng cửa và phong tỏa vĩnh viễn biên giới phía Nam với Hàn Quốc trong tình hình hiện tại là một biện pháp tự vệ nhằm ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ an ninh của Triều Tiên.

Quân đội Triều Tiên cho biết họ đã gửi một tin nhắn điện thoại tới lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc vào lúc 9 giờ 45 phút sáng (theo giờ địa phương) để "ngăn chặn mọi phán đoán sai lầm và xung đột ngoài ý muốn".

Động thái của Triều Tiên trên diễn ra trong bối cảnh các cuộc tập trận được tổ chức tại Hàn Quốc và việc Mỹ đưa khí tài quân sự hạt nhân đến khu vực Bán đảo Triều Tiên, và sau khi Bình Nhưỡng lần đầu tiên tiết lộ công khai một cơ sở làm giàu uranium.

Đầu năm 2019, quan hệ liên Triều đón nhận những kỳ vọng lớn từ chính sách hòa giải của Chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến cuối năm tình hình quan hệ giữa hai miền ngày một xấu đi, gần như quay trở lại cục diện thời kỳ khủng hoảng hạt nhân miền Bắc năm 2017. Sau các nỗ lực ngoại giao Mỹ - Triều và hai miền Triều Tiên không mang lại đột phá, tất cả các kênh liên lạc cũng như các chương trình trao đổi liên Triều đến nay vẫn bị gián đoạn.

Theo dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.

fb yt zl tw