Triển khai kế hoạch thực hiện 15 xã đăng ký về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024

Chiều 5/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và triển khai kế hoạch thực hiện 10 xã đăng ký về đích xã nông thôn mới và 5 xã đăng ký về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024.

a1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội có các đồng chí: Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã; lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp giúp đỡ 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đại diện 15 xã đăng ký về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024.

a2.jpg
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 10 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Mường Hoa (thị xã Sa Pa); Vĩnh Yên, Cam Cọn, Kim Sơn, Điện Quan, Bảo Hà (Bảo Yên); Chiềng Ken, Nậm Dạng (Văn Bàn); Bản Liền (Bắc Hà); Sán Chải (Si Ma Cai). Phấn đấu 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm: Quang Kim (Bát Xát), Võ Lao (Văn Bàn), Nghĩa Đô (Bảo Yên), Phú Nhuận (Bảo Thắng), Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai).

Theo báo cáo đánh giá tại hội nghị, tính đến 31/3/2024, tiến độ thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao như sau: Đối với 10 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay có 1 xã đạt 18/19 tiêu chí (Mường Hoa); 1 xã đạt 17/19 tiêu chí (Vĩnh Yên); 2 xã đạt 15/19 tiêu chí (Chiềng Ken, Bảo Hà); 2 xã đạt 14/19 tiêu chí (Kim Sơn, Bản Liền); 3 xã đạt 13/19 tiêu chí (Cam Cọn, Nậm Dạng, Sán Chải); 1 xã đạt 11/19 tiêu chí (Điện Quan).

Đối với 5 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Phú Nhuận đạt 18/19 tiêu chí; Đồng Tuyển đạt 13/19 tiêu chí; Nghĩa Đô đạt 12/19 tiêu chí; Võ Lao đạt 10/19 tiêu chí và Quang Kim đạt 7/19 tiêu chí.

z5319241351530_a812ca692889462b6e38bf59904d53b6.jpg
Các đại biểu kiến nghị giải pháp để triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nguồn lực đầu tư dự kiến đối với 10 xã phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới (giai đoạn 2021 - 2025) là trên 519 tỷ đồng, đến hết năm 2023 đã bố trí tổng kinh phí là trên 211, 2 tỷ đồng. Đối với 5 xã phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao (giai đoạn 2021 - 2025), dự kiến kinh phí nguồn vốn đầu tư phát triển hơn 51,4 tỷ đồng. Đến hết năm 2023, đã bố trí tổng kinh phí là 32,1 tỷ đồng.

Qua đánh giá, hiện có một số tiêu chí khó triển khai thực hiện như: Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa; chỉ tiêu thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGap hoặc tương đương (thuộc tiêu chí Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn)…

z5319238143306_01731b5f3e9ea4e9cad816b7d020b47e.jpg
Đại biểu thảo luận tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại biểu các huyện, thị xã đã thảo luận nêu rõ thực trạng, tiến độ thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới tại địa phương; phân tích, làm rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện các tiêu chí tại 15 xã đăng ký về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024. Đại biểu các địa phương đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành có hướng dẫn, giải pháp giúp các xã hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm; đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông kết nối, trường học, công trình nước sinh hoạt; tăng nguồn vốn vay ưu đãi nhằm phát triển mô hình sinh kế, nâng cao thu nhập cho Nhân dân…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Nhiệm kỳ này, Chương trình xây dựng nông thôn mới đang bị trùng xuống bởi nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Vì vậy, hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan cấp ủy, chính quyền và Nhân dân phải xác định xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị cần duy trì liên tục, để xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Nhằm quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như: Quán triệt tinh thần xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, bền vững cần có nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, đổi mới; phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và tuyệt đối không chủ quan. Cần phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, dân chủ trong Nhân dân; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức cho cán bộ, người dân về thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt cần phát huy vai trò của tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở nông thôn, nhất là vai trò của chi bộ trong lãnh đạo Nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; chú trọng đến vai trò phản biện xã hội, giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới tại cơ sở...

a4.jpg
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia nhấn mạnh: Năm 2024 là năm tăng tốc trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, cũng như hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, vì vậy đề nghị các sở, ngành, chính quyền các địa phương quyết tâm cao, tập trung bàn các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Theo đó cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt các giải pháp trong triển khai xây dựng nông thôn mới, nhất là việc huy động nguồn lực xây dựng; các cơ quan liên quan cần chủ động, vào cuộc sát sao, linh hoạt trong thực hiện các giải pháp để giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí như giao thông, trường học, văn hóa, an ninh, trật tự…

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tập trung rà soát, đánh giá hiện trạng nông thôn mới, có kế hoạch cụ thể, chi tiết, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí tại các xã đã đạt chuẩn; tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao. Rà soát các tiêu chí còn thấp để có giải pháp phù hợp, phân công cho từng tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chỉ tiêu nông thôn mới, bảo đảm thực chất, hiệu quả, vì lợi ích của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

fb yt zl tw