Triển khai hoạt động tẩy giun cho học sinh tiểu học

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã cấp viên tẩy giun về Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố để triển khai hoạt động tẩy giun cho học sinh trên địa bàn.

0:00 / 0:00
0:00

Các trạm y tế xã, phường đang triển khai cho học sinh uống thuốc tẩy giun đồng loạt tại các trường tiểu học. Cán bộ y tế thực hiện khám sàng lọc kỹ, loại trừ (không cho uống thuốc tẩy giun) đối với các trường hợp chống chỉ định; đảm bảo tất cả đối tượng được cán bộ y tế trực tiếp cho uống thuốc tẩy giun tại các điểm uống thuốc. Tuyệt đối không giao thuốc cho giáo viên để cho học sinh uống hoặc đưa thuốc cho người dân mang về nhà tự uống.

z6607783109868-27ac14994bf276516a846c8e4fdfc6fb.jpg
z6607783096628-20c429ec23ac216174df701d00991c9a.jpg
Cán bộ Trạm Y tế xã Nấm Lư, huyện Mường Khương cho học sinh uống thuốc tẩy giun.

Hoạt động tẩy giun được triển khai hằng năm nhằm tiếp tục làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun ở đối tượng có nguy cơ cao. Mục tiêu của chương trình là 100% học sinh tiểu học trong các trường tiểu học ở các xã, phường được truyền thông về nguyên nhân tác hại, các biện pháp phòng, chống bệnh giun truyền qua đất và lợi ích của việc tẩy giun; trên 95% học sinh tiểu học trong chỉ định được tẩy giun.

z6607783100453-a919b3881eb4132e5a60d9c025ae1116.jpg
z6607783147044-19057b9ee233873d2c6f6f33759bd231.jpg
Cán bộ y tế tuyên truyền phòng, chống bệnh về giun sán cho học sinh

Cùng với triển khai cho học sinh uống thuốc tẩy giun, các đơn vị y tế đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống giun truyền qua đất; nâng cao nhận thức về phòng, chống bệnh cho cá nhân và cộng đồng.

Biện pháp vệ sinh cá nhân như: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi tiếp xúc với đất và sau khi đi đại tiện; luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay; luôn đi giày, dép, không ngồi lê trên đất; ăn uống bảo đảm vệ sinh, ăn chín, uống chín.

Thực hiện vệ sinh môi trường: xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng và cây trồng, không phóng uế bừa bãi; thường xuyên vệ sinh trường lớp, nhà cửa sạch sẽ.

Các loại giun đường ruột ở người chủ yếu gồm giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuristrichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) rất phổ biến ở Việt Nam.

- Người bị nhiễm giun truyền qua đất là do ăn phải trứng giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, qua bàn tay bẩn. Đối với giun móc/mỏ ấu trùng xâm nhập xuyên qua da vào cơ thể và gây bệnh cho người.

- Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm giun như gầy yếu, da xanh, hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn uống khó tiêu, bụng chướng, chậm lớn.

- Tác hại: Các bệnh do giun gây nên nhiều tác hại như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng, gầy yếu, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần, làm giảm khả năng lao động, gây ra các biến chứng tắc ruột, giun chui vào ruột thừa gây viêm, giun chui ống mật, có thể gây tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Sở Y tế: Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Sở Y tế đã triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 171,5 triệu đồng.

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Y tế, Trung tâm II thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Quỹ Thiện tâm tài trợ đã giúp 120 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những tấm lòng nhân ái đã tạo ra "phép màu" mang lại nụ cười, niềm tin, thắp sáng tương lai cho những trẻ em kém may mắn.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Mùa hè có mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển, đồng thời đây cũng là giai đoạn cao điểm du lịch, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, do đó việc chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng.

Người dân cần chủ động tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo.

Toàn tỉnh ghi nhận 1.741 trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.741 người phơi nhiễm với bệnh dại, tăng hơn 400 trường hợp so với 6 tháng đầu năm 2024. Các trường hợp phơi nhiễm đã tiêm vắc-xin phòng bệnh dại và có 388 trường hợp tiêm cả huyết thanh kháng dại. 

fb yt zl tw