Ngoài ra, tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng chiếm 5,08%, thừa cân 6,93%, béo phì 3,25%; tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ 21,18%; tỷ lệ học sinh bị lệch vai, cong vẹo cột sống chiếm 3,56%; tỷ lệ học sinh có nghi ngờ về vấn đề rối nhiễu tâm trí chiếm 2,57%, tập trung nhiều ở vấn đề về cảm xúc như buồn rầu, thất vọng, cáu gắt, tức giận, suy nhược, sợ hãi, lo lắng, mất quan tâm thích thú, ngại giao tiếp bạn bè …
Bệnh học đường không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống tương lai của trẻ. Do đó, để phòng bệnh, các trường học cần đảm bảo diện tích phòng học, chất lượng bàn, ghế đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Ngoài ra, giáo viên và phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ, theo sát sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ để có những biện pháp can thiệp kịp thời.