Tránh khuynh hướng "tô hồng", nịnh bợ hay vùi dập trong tự phê bình

"Biết đồng chí của mình sai nhưng vẫn ca ngợi làm tốt lắm; ngược lại biết đồng chí của mình có khuyết điểm nhỏ thôi nhưng cố tình vùi dập, làm mất hết tác dụng của tự phê bình. Đó là 2 khuynh hướng cần phải tránh".

Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật tổ chức hoạt động và phát triển của Đảng. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhiều lần chỉ rõ, ở không ít nơi, việc tự phê bình và phê bình còn nặng về hình thức, thậm chí là đoàn kết xuôi chiều. Đây cũng là những hạn chế cần khắc phục để việc tự phê bình và phê bình thực chất và hiệu quả hơn, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái, tiêu cực.

Trong kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, công tác tự phê bình và phê bình đã đặt ra yêu cầu cao hơn. Quy định mới về những điều đảng viên không được làm vừa ban hành cũng cấm việc đoàn kết xuôi chiều, tự phê bình và phê bình hình thức.

Phóng viên VOV phỏng vấn PGS.TS Lê Văn Cường- Phó Viện trưởng Viện xây dựng Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) về nội dung này.

PGS.TS Lê Văn Cường
PGS.TS Lê Văn Cường

PV: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói do không thực hiện đầy đủ quy định về tự phê bình và phê bình; tự phê bình và phê bình hình thức, bị biến tướng nên hiệu quả chất lượng không cao, dẫn tới tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp... Ông có nhận định gì về tình trạng này?

Ông Lê Văn Cường: Nhận định của Tổng Bí thư rất khách quan, bởi vì căn bệnh này đã kéo dài nhiều nhiệm kỳ chứ không phải bây giờ mới có. Có thể nói, đã có sự buông lỏng trong việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, trong đó có nguyên tắc tự phê bình và phê bình.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do nể nang, né tránh, e dè, ngại va chạm hoặc xuê xoa vo tròn theo kiểu “anh tố tôi thì tôi tố anh”, “anh không tố tôi thì tôi không tố anh”, rốt cuộc là không ai tố ai, nước chảy lá khoai, làm cho qua chuyện. Dẫn đến một thực trạng đáng buồn đó là nhiều khi trong nội bộ Đảng, trong sinh hoạt chi bộ, đảng viên không nói gì, coi như không biết gì, nhưng ở ngoài người ta biết hết. Rõ ràng là tính đảng, tính đấu tranh yếu.

Bác Hồ có tận 273 lần nói về tự phê bình, trong đó có 1 bài báo riêng Bác đặt tên là Tự phê bình. Nếu chúng ta làm đúng theo lời Bác thì sẽ gột rửa được nhiều. Ngay khi Bác nói về đạo đức cách mạng, Bác dặn: đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, từ dưới đất chui lên, nó do rèn luyện hàng ngày mà có. Cho nên khi thực hiện tự phê bình và phê bình, yêu cầu của Bác là phải thật thà, như người rửa mặt hàng ngày.

Nhưng chúng ta chưa thực hiện đúng theo lời dạy của Bác, cho nên khuyết điểm nhỏ tích lại thành khuyết điểm lớn và có khi kéo dài và cũng không ngăn được sai lầm, khuyết điểm nhỏ nên sau này dẫn đến hậu quả lớn đến lúc phải xử lý thì khá đau lòng, mất cả cán bộ, mất cả tiền của và mất niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên.

PV: Về lý thuyết, mỗi cán bộ, đảng viên đều nhận rõ vai trò, tác dụng của việc tự phê bình và phê bình, nhưng trên thực tế vẫn có những nơi này, nơi khác diễn ra tình trạng tự phê bình và phê bình mang tính hình thức, chiếu lệ, thưa ông?

Ông Lê Văn Cường: Đó là hiện tượng có thật. Khi phát biểu bế mạc Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư nhấn mạnh: đường lối, chủ trương rất hay rồi nhưng với điều kiện phải đưa nó vào thực tế, nghĩa là biến đường lối trở thành cơm áo gạo tiền, thành hạnh phúc ấm no cho người dân, chứ không phải là nói đường lối hay nhưng khi tổ chức thực hiện không có kết quả.

Việc tự phê bình và phê bình cũng đang có hiện tượng xuê xoa, lựa chiều. Ngoài ra còn có 2 biểu hiện biến tướng hết sức đáng ngại nữa đó là “tô hồng”, nịnh bợ, ca ngợi lãnh đạo và bôi đen, trù dập. Nghĩa là biết đồng chí của mình sai nhưng vẫn ca ngợi làm tốt lắm; ngược lại biết đồng chí của mình có khuyết điểm nhỏ thôi nhưng cố tình vùi dập, làm mất hết tác dụng của tự phê bình. Đó là 2 khuynh hướng cần phải tránh.

PV: Trong thực tế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi tự phê bình và phê bình không chỉ là một nguyên tắc về sinh hoạt Đảng, mà còn thể hiện tính đạo đức và văn hóa trong Đảng, thế nhưng đáng tiếc là công tác tự phê bình và phê bình tại một số đơn vị, địa phương chưa được thực hiện nghiêm túc từ cơ sở nên khuyết điểm của mình hay đồng chí mình không được chỉ ra, không được nhận biết để sửa chữa, có nơi còn để khuyết điểm ngày càng to dần lên, cuối cùng họ phải chịu kỷ luật hay thậm chí là rơi vào vòng lao lý. Là người nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng, ông nhìn nhận như thế nào về thực tế này?

Ông Lê Văn Cường: Muốn tự phê bình và phê bình hiệu quả thì đầu tiên bản thân mình phải vượt qua chính mình. Khi vượt qua được chính mình thì mới thật thà nhận những khuyết điểm của mình và có đủ dũng khí để chỉ ra những khuyết điểm của đồng chí, đồng đội mình, giúp họ sửa chữa.

Cuộc đấu tranh trong từng đảng viên cũng khá quyết liệt, bởi vì có đụng chạm, thậm chí có cả lợi ích gồm lợi ích vật chất và tinh thần. Nên đối với từng người, có ai vượt qua được chính mình vì khi nói ra liệu có bị mất lợi ích của mình không, có bị cơ quan coi đây là thành phần phá đám, chuyên chọc gậy bánh xe, vạch áo cho người xem lưng không?

Tôi nghĩ, hiện nay giải pháp gốc là từng đảng viên phải tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, dũng cảm nhìn nhận những sai lầm, khuyết điểm của mình nếu có và dũng cảm góp ý cho đồng chí, đồng đội của mình. Về mặt tổ chức, cần phải có quy định, quy chế chặt chẽ, rõ ràng chứ không thể làm hình thức chiếu lệ, có chế tài để xử lý không hay là cuối cùng lại “hòa cả làng”.

Kết luận 21 (khóa XIII) cũng chỉ rõ là “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, bên cạnh việc phê phán sai trái, xử lý những hành động sai trái thì kịp thời biểu dương, khuyến khích những người dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, những tấm gương đi đầu trong việc "ích nước lợi dân" thì lúc ấy mới góp phần lấy cái đẹp dẹp cái xấu.

PV: Thực tế có tình trạng đóng cửa bảo nhau theo kiểu "anh không đụng đến tôi, thì tôi không đụng đến anh", hay là việc lạm dụng phê bình để thực hiện ý đồ cá nhân và điều này thì có thể làm giảm sức mạnh chiến đấu của Đảng. Vậy theo ông, nguyên nhân cốt lõi nằm ở đâu và đâu là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong vấn đề này?

Ông Lê Văn Cường: Tôi cho rằng nguyên nhân cốt lõi là do tính đảng của đảng viên thấp, không có đủ dũng khí để đấu tranh, cũng như thực hiện đúng nguyên tắc tự phê bình và phê bình; chưa thực hiện nêu gương. Theo dõi một số nơi cho thấy họ nhận thức chưa đúng về nêu gương. Nêu gương ở đây là tất cả đội ngũ đảng viên, đảng viên đi trước làng nước theo sau, trước hết là người đứng đầu. Nếu cấp trên làm đúng, nêu gương thì ở dưới sẽ làm tốt, không có chuyện xuê xoa, chiếu lệ.

Cùng với trách nhiệm nêu gương thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, các nguyên tắc hỗ trợ nhau. Ví dụ, nếu không thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ thì không khéo là người dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực lại trở thành thiểu số, bị cô lập, bị trù dập, thậm chí đẩy ra khỏi cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, đoàn kết là phải đoàn kết thật lòng chứ không phải đoàn kết một chiều; phải gắn bó với nhân dân, đừng quan liêu, đừng xa dân. Các nguyên tắc tổ chức của Đảng cũng cần phải làm thật tốt và phải làm thực chất thì tự phê bình và phê bình mới đi vào cuộc sống.

PV: Theo ông, làm thế nào để đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tự phê bình và phê bình ngoài chính sự tự giác của họ và phải có những giải pháp gì để khuyến khích và bảo vệ người thẳng thắn trong công tác này?

Ông Lê Văn Cường: Đại hội XII của Đảng đã đưa ra ý kiến này và sau đó cập nhật vào Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm, cập nhật vào Quy định 22 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, tức là đều cụ thể hóa các quy định của Đại hội XIII là bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách, dám đột phá, sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn thử thách.

Câu chuyện đang bàn ở đây xoay quanh tự phê bình và phê bình thì đấy chính là dám đương đầu với khó khăn, thử thách, thấy đúng dám bảo vệ, thấy sai dám đấu tranh.

Để quy định đi làm cuộc sống thì người đứng đầu phải nêu gương, làm trước thì các đảng viên khác sẽ làm theo; mở rộng dân chủ để đảng viên phê bình, góp ý, đồng thời cần phải có quy định cụ thể hóa trách nhiệm. Ví dụ như hiện nay chúng ta quy định sinh hoạt chi bộ, trong 1 năm cần có bao nhiêu cuộc tự phê bình và phê bình, bao nhiêu sinh hoạt chuyên đề về nội dung này chứ không có chuyện hình thức trong sinh hoạt chi bộ, cứ lồng ghép vào việc quán triệt nhiệm vụ chuyên môn.

PV: Xin cảm ơn ông.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai dự Đại hội các thành phố hữu nghị quốc tế Trung Quốc năm 2024

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai dự Đại hội các thành phố hữu nghị quốc tế Trung Quốc năm 2024

Sáng 18/11, Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do đồng chí Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thành phố Côn Minh, Thủ phủ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) dự Đại hội các thành phố hữu nghị quốc tế Trung Quốc năm 2024.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

fbytzltw