Xã Trịnh Tường:

Chú trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số là một trong những hoạt động được Trạm Y tế và Hội Phụ nữ xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đặc biệt quan tâm.

Là cử nhân nữ hộ sinh đã công tác 20 năm tại Trạm Y tế xã Trịnh Tường, chị Bùi Thị Lan cho biết: Khoảng 6 năm gần đây, nhận thức và thói quen của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản có nhiều thay đổi. Thể hiện rõ nhất là việc có nhiều bà mẹ mang thai, nhất là các bà mẹ thuộc thế hệ trẻ biết quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân, đến các cơ sở y tế để khám thai đầy đủ và thực hiện việc sinh đẻ tại Trung tâm Y tế huyện hoặc các bệnh viện tuyến trên.

z6001603042214-4b2f172e51bbe119141f4cf601674dd9.jpg
Chị Bùi Thị Lan hướng dẫn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ những nội dung cần chú ý trong quá trình mang thai.

Kết quả trên có được là nhờ sự tích cực tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, trong đó có đội ngũ làm công tác y tế và công tác phụ nữ tại xã. Phụ nữ địa phương, các bà mẹ mang thai hiện đã chú trọng việc đến Trạm Y tế xã khám thai định kỳ, uống bổ sung viên sắt, vi chất, tiêm phòng đúng lịch và chủ động tìm đến cơ sở y tế tin cậy để sinh con. Chỉ những trường hợp do địa bàn xa, chuyển dạ nhanh mới phải đẻ tại nhà nhưng vẫn được gia đình báo cho trạm y tế biết để cử nhân viên đến theo dõi, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh.

Mang thai lần thứ hai, chị Sùng Thị Thảo ở thôn Nà Lặc đã chủ động đến Phòng khám Đa khoa khu vực - Trạm Y tế xã Trịnh Tường để sinh em bé. Chị Thảo cho biết, con đầu được đẻ tại nhà, mặc dù vượt cạn an toàn nhưng các cán bộ, nhân viên y tế cho biết những tác hại, nguy hiểm khi sinh con tại nhà nên vợ chồng chị quyết định lựa chọn sinh con thứ hai tại phòng khám. Đặc biệt, từ lúc biết bản thân mang thai, chị Thảo đã chủ động giảm bớt lao động nặng nhọc và chồng cũng tạo điều kiện, quan tâm đến việc ăn uống, bồi dưỡng cho chị.

z6001602964073-2dd4aa764ffdc0249ed1d52270845100.jpg
Trạm Y tế xã Trịnh Tường phối hợp với Đoàn Thanh niên xã tổ chức truyền thông sức khỏe sinh sản - sức khỏe giới tính cho thanh thiếu niên trên địa bàn.

Tương tự, chị Phàn Thu Lan ở thôn Tùng Chỉn 3, nhà cách trung tâm xã hơn 10 cây số, đường đi lại rất khó khăn nhưng khi mang thai chị đều chủ động hoặc nhờ chồng đưa xuống Trạm Y tế xã Trịnh Tường khám định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Chị Lan chia sẻ: “Sức khỏe tôi rất tốt và thai nhi trong bụng đang phát triển khỏe mạnh. Hằng tháng, tôi đều đến Trạm Y tế xã để được khám, theo dõi sức khỏe. Ở nhà, tôi thực hiện đầy đủ lời khuyên của cán bộ y tế về chăm sóc sức khỏe trong lúc mang thai để được làm mẹ an toàn”.​

lan-2-pha-kho-be.jpg
Cán bộ y tế hướng dẫn chăm sóc trẻ em sau sinh tại nhà.

Trịnh Tường có tất cả 16 thôn, thôn xa nhất cách trung tâm xã hơn 10 km. Địa hình trải dài, đường sá đi lại khó khăn, lực lượng cán bộ y tế ít nên công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng gặp không ít trở ngại.

Anh Lương Trung Kiên, Trạm Trưởng Trạm y tế xã Trịnh Tường cho biết: Đối với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Trạm Y tế chủ trương lồng ghép trong tất cả các chương trình triển khai tại trạm. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn đến người dân sớm nhất, từ thời điểm bà mẹ mới mang thai cho đến lúc sinh đẻ và nuôi con.

Ngoài ra, Trạm Y tế phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xã tổ chức các buổi tuyên truyền, trang bị cho người trẻ những kiến thức về sức khỏe tình dục, sinh sản, qua đó nhận được sự hưởng ứng rất tích cực. Từ đầu năm đến nay, đã phối hợp tổ chức lồng ghép được 100 buổi thu hút 2.597 người nghe.

z6001598736752-e1bf90f7042e441ab9291a3073be2503.jpg
Ngoài tuyên truyền sức khỏe sinh sản, Trạm Y tế xã Trịnh Tường thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.

“Tại Trạm y tế xã Trịnh Tường, hoạt động khám thai được thực hiện thường xuyên. Trạm thống kê và quản lý số lượng các bà mẹ mang thai trên địa bàn để vận động, hướng dẫn đi khám thai sớm, đầy đủ, đúng lịch, đồng thời hướng dẫn chọn nơi đẻ an toàn, phù hợp. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên đến tận nhà những bà mẹ mang thai để thăm khám, tư vấn cho họ các kiến thức liên quan đến sức khỏe, chăm sóc thai nghén, làm mẹ an toàn cũng như cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ...” - anh Lương Trung Kiên cho biết thêm.

Xã Trịnh Tường hiện có hơn 6.800 nhân khẩu, trong đó số phụ nữ dân tộc thiểu số là 1.451 người; số bà mẹ mang thai trên địa bàn xã được quản lý là 76/80, đạt tỷ lệ 95%; tổng số phụ nữ khám thai 3 lần đủ 3 thời kỳ là 65/80, chiếm tỷ lệ hơn 81%, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ sinh con tại trạm y tế xã và cơ sở y tế khác đạt gần 98%. Trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn chỉ ghi nhận 2 trường hợp đẻ tại nhà và được cô đỡ thôn bản đỡ đẻ.

Thời gian tới, để duy trì và góp phần nâng cao các chỉ số trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, Trạm Y tế xã Trịnh Tường sẽ tiếp tục phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để người dân trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản; nỗ lực thực hiện các mục tiêu về nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em, cải thiện vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Sau khoảng 2 năm triển khai, Dự án 8 đã mang lại nhiều sự thay đổi tích cực tại xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai). Để rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn.

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thôn San Lùng, xã Bản Vược (huyện Bát Xát) nằm trên núi cao, phần lớn là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây cũng là thôn duy nhất của xã được hưởng lợi từ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Những hoạt động trong khuôn khổ dự án đã giúp người dân nơi đây nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.

Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Bảo Yên: Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Ngày 16 - 17/11, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên bằng hình thức sân khấu hóa. Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” triển khai trên địa bàn.

fbytzltw