Trang bị thêm súng cho CSGT: Lo lạm quyền!

Điều quan trọng không phải lực lượng CSGT được trang bị thêm súng mà phải có những quy định cụ thể từng trường hợp được sử dụng súng.

Tăng thêm áp lực

Ngày 7/10/2019, trao đổi với Đất Việt, nhiều CSGT cho biết sẽ cảm thấy có nhiều tự tin hơn nếu được trang bị thêm súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn khi làm nhiệm vụ ở các chốt. Tuy nhiên, đi kèm với đó là việc cảm thấy áp lực hơn khi đeo súng trường, súng ngắn, súng tiểu liên trên người.

"Dự thảo của Bộ Công an là căn cứ vào tình hình thực tế diễn ra trong thời gian qua. Bản thân mỗi cảnh sát giao thông khi làm việc ở các chốt, phải tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, trong đó có cả những đối tượng phạm tội hình sự nghiêm trọng và sẵn sàng chống trả bất cứ khi nào.

Ngay cả những người là dân thường nhưng khi sử dụng chất kích thích như rượu, bia cũng có thể manh động, sẵn sàng chống đối" - một chiến sĩ CSGT ở TP. Hà Nội cho biết.

Theo chiến sĩ CSGT này, hiện nay trong từng trường hợp nhận nhiệm vụ mà CSGT được đem theo công cụ khác nhau. Trong đó, có những trường hợp đảm bảo trật tự giao thông khi tham gia bắt những đối tượng nguy hiểm, bảo vệ vòng ngoài, những trường hợp này CSGT được trang bị thêm vũ khí quân dụng là điều hoàn toàn đúng.

"Mọi người nghi ngại khi lực lượng CSGT trang bị thêm súng thì sẽ dẫn tới nguy hiểm cho người khác là điều dễ hiểu. Bản thân tôi nếu có được đem theo súng khi làm nhiệm vụ cũng sẽ cảm thấy áp lực. Bởi quy định của ngành rất nghiêm, chỉ trong một trường hợp mà mình sử dụng sai, không đúng với quy định thì có thể bị kỷ luật, cho ra khỏi ngành và nhất là tước đi mạng sống của người khác" - vị CSGT này tâm sự.

Theo vị này, hiện đã có những quy định cụ thể trường hợp nào thì lực lượng CSGT được sử dụng súng và sử dụng như thế nào. Thế nhưng, tình huống xảy ra ngoài thực tế thì quy định không thể bao quát được hết.

"Bản thân mỗi CSGT trước khi làm nhiệm vụ ở các chốt cũng đã được huấn luyện rất kỹ về nghiệp vụ. Nhưng có thể vẫn có những sai sót khi thực hiện, không ai có thể hoàn thành tốt 100% trong cả quá trình công tác của mình.

Thế nhưng, chỉ cần người đó làm việc bằng cái tâm, vì nhân dân phục vụ thì sẽ có những quyết định đúng đắn, kể cả đó là tình huống nguy hiểm, khẩn cấp" - vị CSGT này chia sẻ.
 
Làm gì để tránh lạm quyền

Trao đổi thêm với Đất Việt, ông Lê Như Tiến - nguyên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, việc trang bị thêm công cụ hỗ trợ cho lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ là điều rất cần thiết.

Thế nhưng, ông Tiến bày tỏ sự lo ngại về tình trạng lạm quyền của chiến sĩ CSGT khi có thêm vũ khí quân dụng bên mình.

"Lực lượng CSGT cũng có thể những trường hợp người này, người kia. Nếu là chiến sĩ có phẩm chất, kỹ năng nghiệp vụ tốt thì không sao nhưng đối với những người chưa tốt thì có thể dựa vào đó để lạm quyền, phụ thuộc vào súng dẫn đến những trường hợp đáng tiếc" - ông Tiến nói.

Lưu lượng tham gia giao thông ở những thành phố lớn hiện nay tương đối đông, việc sử dụng vũ khí quân dụng ở những nơi như thế là điều rất nguy hiểm.

Đôi khi có thể trong tình huống khẩn cấp, việc dùng công cụ hỗ trợ của CSGT là chuẩn xác nhưng kỹ năng không tốt có thể đem lại hậu quả cho những người dân vô tội.

"Quan trọng nhất vẫn là huấn luyện kỹ năng cho CSGT. Bên cạnh đó, cần có những quy định cụ thể trong trường hợp nào thì được dùng súng.

Những trường hợp này càng cụ thể thì càng tốt, nếu chưa có quy định cụ thể, đủ sức bao quát được tất cả mọi mặt diễn ra trong cuộc sống thì không nên trang bị thêm vũ khí quân dụng cho CSGT." - ông Tiến nói.

Báo Đất Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 2274/UBND-NC về thực hiện Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Liên quan đến đường dây sữa giả, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong 84 sản phẩm sữa bột thu giữ trong quá trình khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) đã xác định 12 sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng) theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Ngày 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối với 11 bị can liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet. Tổng số tiền đánh bạc trong đường dây trên 300 tỷ đồng.

fb yt zl tw