Toàn tỉnh đánh giá, xếp hạng 78 sản phẩm OCOP năm 2023

Năm 2023, toàn tỉnh đã tổ chức 8 đợt đánh giá, phân hạng, công nhận 78 sản phẩm OCOP (54 sản phẩm mới, 24 sản phẩm đánh giá lại), vượt 80% kế hoạch.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 197 sản phẩm OCOP, trong đó có (185 sản phẩm 3 sao và 12 sản phẩm 4 sao). Trên địa bàn tỉnh có 8 trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử, tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử.

ocop-8498.jpg
Sản phẩm OCOP trong tỉnh trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023.

Trong năm, ngành nông nghiệp cũng chủ trì tổ chức và tham gia trưng bày giới thiệu các sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai tại các hội chợ, tuần lễ, tuần hàng, sự kiện triển lãm như: Tổ chức Tuần hàng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP năm 2023 tại thị xã Sa Pa; tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023; tổ chức Tuần lễ nông sản đặc sản và sản phẩm OCOP của Lào Cai năm 2023 tại thành phố Hà Nội; trưng bày 2 gian hàng tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 23 - AgroViet 2023 (giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản chủ lực, nông sản đặc hữu, sản phẩm OCOP của tỉnh); tham gia trưng bày tại Hội chợ đặc sản vùng miền năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội; Hội chợ hàng Việt Đà Nẵng 2023 - tôn vinh sản phẩm OCOP; Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2023; tham gia trưng bày sản phẩm trong không gian quảng bá xúc tiến Việt Nam - Pháp tại Hà Nội; tham gia Hội chợ triển lãm thương mại sản phẩm OCOP và làng nghề - Bình Định năm 2023...

Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 240 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw