Tìm giải pháp ổn định giá gạo ngay những tháng đầu năm

Trong hai tháng đầu năm, tình hình thị trường lúa gạo thế giới có nhiều biến động, theo các chuyên gia nguyên nhân của việc giá gạo giảm đó là có sự mất cân đối cung - cầu trên thị trường thế giới. Trong đó, cung tăng mạnh, cầu có tăng nhưng chưa kịp với tốc độ tăng của nguồn cung dẫn đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Trong hai tháng đầu năm, tình hình thị trường lúa gạo thế giới có nhiều biến động, theo các chuyên gia nguyên nhân của việc giá gạo giảm đó là có sự mất cân đối cung-cầu trên thị trường thế giới.

Trong hai tháng đầu năm, tình hình thị trường lúa gạo thế giới có nhiều biến động, theo các chuyên gia nguyên nhân của việc giá gạo giảm đó là có sự mất cân đối cung-cầu trên thị trường thế giới.

Trước thực tế đó, ngày 4/3, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức cuộc họp về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến giá gạo giảm sâu

Báo cáo tại cuộc họp, ông Ngô Hồng Phong - Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết: Dự kiến tổng diện tích gieo cấy năm 2025 khoảng 7,03 triệu ha, năng suất ước đạt 61,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 43,14 triệu tấn (giảm 323 nghìn tấn so với năm 2024).

Ước sản xuất cả năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 3,8 triệu ha, năng suất bình quân ước đạt 63,09 tạ/ha, sản lượng ước đạt 24,057 triệu tấn. Tổng lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước 4,53 triệu tấn; tổng lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm ước 3,012 triệu tấn.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long.

Về tình hình gạo thế giới, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dự báo trong tháng 2/2025, sản lượng gạo toàn cầu dự kiến đạt 532,7 triệu tấn, mức cao kỷ lục, nhưng giảm nhẹ so với dự báo trước đó. Tổng cung gạo toàn cầu đạt 712,15 triệu tấn, cao hơn 9,2 triệu tấn so với năm trước. Tiêu thụ toàn cầu ước đạt 530,5 triệu tấn, tăng so với năm trước, chủ yếu do Trung Quốc và Indonesia. Tồn kho cuối kỳ dự báo đạt 181,6 triệu tấn, giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn năm trước.

Thương mại gạo năm 2025 đạt 58,5 triệu tấn, tăng 450 tấn so với dự báo trước nhưng thấp hơn năm 2024. Ấn Độ, Kazakhstan tăng xuất khẩu, trong khi Argentina, Mỹ hạ dự báo. Nhập khẩu tăng tại Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Sri Lanka, Mỹ…

“Hai tháng đầu năm 2025, giá gạo giảm trên toàn cầu. Cụ thể, gạo Thái Lan giảm 10-11%; gạo Việt Nam giảm 6%… Sản lượng cao tiếp tục gây áp lực giảm giá, tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia có thể hỗ trợ thị trường”, ông Ngô Hồng Phong chia sẻ.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng đưa ra chung nhận định nguyên nhân khiến giá lúa gạo trong thời gian qua giảm sâu là do cung tăng, cầu giảm. Bên cạnh đó, Ấn Độ nối lại xuất khẩu, đẩy nguồn cung ra thị trường, gây áp lực lớn lên giá gạo. Nguồn cung toàn cầu dư thừa, sản lượng tăng tại Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Pakistan.

Các thị trường nhập khẩu như Philippines và Indonesia hiện đã tích trữ đủ, chờ giá gạo tiếp tục giảm, tiếp tục ép giá. Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng cần nhắc đến đó là chuỗi sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện chưa bền vững.

Xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp thiết thực

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định: Trong hai tháng đầu năm, tình hình thị trường lúa gạo thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và bắt đầu xuất khẩu trở lại vào tháng 9/2024.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, chúng ta phải xác định lại mức độ như thế nào, nguyên nhân do đâu? Kể cả trong nước và quốc tế để từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý bình ổn và đưa thị trường lúa gạo ổn định.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, chúng ta phải xác định lại mức độ như thế nào, nguyên nhân do đâu? Kể cả trong nước và quốc tế để từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý bình ổn và đưa thị trường lúa gạo ổn định.

Qua theo dõi và đánh giá của các cơ quan chức năng cũng như các hiệp hội ngành hàng cho thấy, nguyên nhân của việc giá gạo giảm đó là có sự mất cân đối cung-cầu trên thị trường thế giới. Trong đó, cung tăng mạnh, cầu có tăng nhưng chưa kịp với tốc độ tăng của nguồn cung dẫn đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là giá giảm sâu so với năm 2024.

Vấn đề này cũng tác động đến thị trường trong nước, đặc biệt là khi chúng ta đang vào thời điểm chính vụ Đông Xuân của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng lớn.

“Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị với đại diện lãnh đạo các bộ ngành liên quan và lãnh đạo các địa phương, các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp chủ lực để nhận diện, đánh giá đúng tình hình”, ông Đỗ Đức Duy chia sẻ.

Trước bối cảnh chung đang khó khăn này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, chúng ta phải xác định lại mức độ như thế nào, nguyên nhân do đâu? Kể cả trong nước và quốc tế để từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý bình ổn và đưa thị trường lúa gạo ổn định, bền vững bao gồm cả những giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.

"Sau hội nghị này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tổng hợp thông tin, xây dựng và trình Chính phủ một công điện về việc điều hành bảo đảm cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước. Dự kiến, trong chiều nay hoặc ngày mai, sẽ hoàn thành báo cáo trình Chính phủ ban hành công điện về điều hành lúa gạo".

- Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy thông tin

Ghi nhận các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, sau hội nghị này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tổng hợp thông tin, xây dựng và trình Chính phủ một công điện về việc điều hành bảo đảm cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước. Dự kiến, trong chiều nay hoặc ngày mai, sẽ hoàn thành báo cáo trình Chính phủ ban hành công điện về điều hành lúa gạo.

Chia sẻ tại cuộc họp, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng cho biết, Bộ này sẽ tiếp thu các các khuyến nghị của các hiệp hội, ngành hàng, địa phương, trong đó có việc triển khai Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Dự kiến, sắp tới sẽ có hội nghị chuyên đề bàn xuất khẩu gạo.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

fb yt zl tw