Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ; chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác điều hành kinh tế những tháng cuối năm là phải khai thác hiệu quả các cơ hội, nhất là đẩy mạnh động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng trong nước để phấn đấu tăng trưởng cao hơn nữa trong năm 2024, củng cố và giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2025.

7-5521.jpg
Vận hành dây chuyền sản xuất pin năng lượng mặt trời ở Công ty TNHH JA Solar Việt Nam tại Khu công nghiệp Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng quý IV/2024 khoảng 7,5-8% để tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.

Nâng dự báo tăng trưởng

Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế vẫn đang có sự phục hồi, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong quý III. Về cơ bản, kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19 với nhiều điểm sáng, nhất là trong sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bị sụt giảm do yếu tố thời tiết bất thường nhưng được bù đắp bởi mức tăng ấn tượng của ngành công nghiệp và dịch vụ; trong đó, khu vực công nghiệp có mức tăng trưởng 9,59%, cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Tại báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương công bố tháng 10/2024, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định dự kiến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch. Tuy nhiên, WB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam so với dự báo công bố tháng 4/2024, từ mức 5,5% và 6% lên 6,1% và 6,5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,1% năm 2024 do nhu cầu bên ngoài tăng mạnh, đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định, chính phủ áp dụng các chính sách nới lỏng tài khóa và hỗ trợ tiền tệ.

Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ phục hồi dần khi các doanh nghiệp phần nào vượt qua khó khăn tín dụng và dự kiến lĩnh vực bất động sản hồi phục hoàn toàn trong trung hạn. IMF dự báo lạm phát năm 2024 dự kiến sẽ dao động quanh mục tiêu 4-4,5%; tuy nhiên, nền kinh tế cũng phải đối mặt với rủi ro giảm tăng trưởng khi động lực chính là xuất khẩu có thể suy yếu do triển vọng tăng trưởng toàn cầu không chắc chắn trước căng thẳng địa chính trị hoặc tranh chấp thương mại. Cùng với đó, việc nới lỏng tiền tệ có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái, khiến lạm phát trong nước tăng. Ngân hàng UOB Singapore trong báo cáo cập nhật dự báo mới đây cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 từ mức 5,9% lên 6,4% nhờ kết quả tích lũy tích cực đã đạt được trong quý III.

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trên cơ sở kết quả quý III, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng và kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV/2024 khoảng từ 7,5-8% để tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%. Kiến nghị này dựa trên các yếu tố, đó là: Xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; sản xuất nông nghiệp và du lịch tại miền bắc cần sớm khắc phục hậu quả bão Yagi (bão số 3), phục hồi nhanh hơn; đầu tư của khu vực nhà nước phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn; các điểm sáng về thu hút FDI và xuất khẩu giữ vững tốc độ tăng tích cực; thúc đẩy và khai thác hiệu quả hơn thị trường nội địa; đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế…

Sức bật từ hai đầu tàu kinh tế

Do ảnh hưởng của bão Yagi, trong nội dung chỉ đạo điều hành quý IV có thêm nhiệm vụ mới, tập trung khắc phục hậu quả sau bão, đẩy nhanh khôi phục sản xuất, kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Có một điểm trong giải pháp chỉ đạo của Chính phủ mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu là những địa phương không bị ảnh hưởng của bão và có tiềm năng tăng trưởng cao cần chia sẻ và nỗ lực hơn để bù đắp những thiệt hại của các địa phương bị ảnh hưởng. Theo đó, có hai địa bàn trọng điểm nếu đạt tăng trưởng cao hơn sẽ tác động rất tốt đến tăng trưởng của cả nước, gồm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là hai đầu tàu, động lực tăng trưởng chính của cả nước”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, phải nỗ lực rất cao mới có được sự bù đắp này vì những năm gần đây, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đều tăng trưởng dưới tiềm năng. 9 tháng đầu năm 2024, ước tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nước, chỉ đạt 6,12% so với cùng kỳ, tăng trưởng GRDP của

TP Hồ Chí Minh đạt hơn 6,8%. Hiện nay các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố đang nỗ lực triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 12 ngày 12/8/2024 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng kinh tế đến năm 2025; trong đó hướng đến các mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2024 ít nhất 7,5% và năm 2025 từ 8-8,5%; tỷ trọng kinh tế số lần lượt đạt 22% và 25%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 tăng 6,5%...

Tổng cục trưởng Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, mặc dù tăng trưởng GDP ba quý vừa qua là tích cực, song nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những điểm cần lưu ý trong những tháng cuối năm 2024, nhất là khi các động lực tăng trưởng chính, gồm xuất khẩu được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khu vực dịch vụ chưa tăng trưởng mạnh mẽ như kỳ vọng. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2024, tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện một loạt giải pháp toàn diện và đồng bộ.

Cụ thể là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái; tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát và duy trì mức giá ổn định để bảo đảm sức mua của người dân không bị suy giảm; bảo đảm nguồn cung ngoại tệ ổn định để tránh biến động tỷ giá, ảnh hưởng đến nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tiêu dùng thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình kích cầu như giảm giá, khuyến mãi, khuyến khích tiêu dùng; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để gia tăng sức mua nhằm đẩy mạnh tiêu dùng trong nước. Cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tăng cường tốc độ giải ngân các dự án đầu tư, nhất là những dự án hạ tầng giao thông; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (21/5) tăng dựng đứng, giao dịch trên mốc 3.301 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu và các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng 1,7 triệu đồng lên mức 121 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC tăng lên 115 triệu đồng/lượng.

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy vai trò và khả năng đóng góp của các doanh nghiệp.

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Chiều tối 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan để rà soát, đánh giá tình hình triển khai Đề án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Chiều 19/5, Tổ công tác 1557 của UBND tỉnh họp triển khai nhiệm vụ Công điện 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 1557 chủ trì cuộc họp.

Phường Lào Cai đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản các hộ dân giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Phường Lào Cai đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản các hộ dân giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Sau khi được bàn giao hướng tuyến, ranh giới giải phóng mặt bằng, phường Lào Cai (thành phố Lào Cai) đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản của các hộ dân trong khu vực ảnh hưởng của dự án.

fb yt zl tw