Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Thụy Sĩ sẽ cử 6 chuyên gia đến Việt Nam và cung cấp 1 triệu Franc Thụy Sĩ (1,2 triệu USD) để hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi (bão số 3).

Một số tuyến đường trên địa bàn huyện Nguyên Bình sạt lở, khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. (Ảnh: baocaobang.vn)
Một số tuyến đường trên địa bàn huyện Nguyên Bình sạt lở, khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. (Ảnh: baocaobang.vn)

Bão Yagi (cơn bão số 3) đã tàn phá khu vực phía Bắc của Việt Nam bằng những trận mưa xối xả và gió giật rất mạnh, gây ra ngập lụt trên diện rộng và nhiều đợt lũ quét nghiêm trọng làm cô lập nhiều cộng đồng dân cư. Thảm họa đã gây ra nhiều thương vong, phá hủy nhà cửa và tàn phá sinh kế của người dân.

Là một quốc gia có địa hình đồi núi, thường xuyên đối mặt với nguy cơ lở đất, lũ quét và thời tiết cực đoan, Thụy Sĩ cũng trải qua những khó khăn lớn tương tự. Trên tinh thần đồng cảm với những gì người dân vùng núi phía Bắc Việt Nam đang trải qua, Thụy Sĩ mong muốn chung tay giúp xoa dịu nỗi đau và hỗ trợ công tác phục hồi.

Thông qua Đơn vị Cứu trợ Nhân đạo Thụy Sĩ, chính phủ Thụy Sĩ sẽ dành 1 triệu Franc Thụy Sĩ (tương đương 1,2 triệu USD) cho các công tác này, đồng thời gửi chuyên gia và nguồn lực tới tâm điểm của công tác cứu trợ. Một đội ngũ gồm 6 chuyên gia giàu kinh nghiệm về nước và vệ sinh, nơi trú ẩn khẩn cấp và giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được điều động sang Việt Nam để hỗ trợ cơ quan chức năng và những người bị ảnh hưởng.

Cùng với đó, Thụy Sĩ sẽ cung cấp các vật dụng thiết yếu, bao gồm 300 lều trại và hệ thống phân phối nước đủ phục vụ 10.000 người. Thụy Sĩ đang phối hợp với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để khẩn trương gửi các vật dụng thiết yếu này đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhằm cứu trợ tức thì cho những người đang trong tình trạng khẩn cấp.

Thụy Sĩ cũng là một nhà tài trợ quan trọng cho Quỹ Ứng phó Khẩn cấp Thiên tai của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC-DREF) - các tổ chức quốc tế đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay.

Mối quan hệ giữa Thụy Sĩ và Việt Nam có nền tảng sâu rộng, được xây dựng qua hơn 33 năm hợp tác. Kể từ năm 1992, Thụy Sĩ đã đóng góp hơn 650 triệu Franc Thụy Sĩ cho sự phát triển của Việt Nam, hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng địa phương để thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện quản lý hành chính công và thúc đẩy môi trường bền vững. Quan hệ đối tác lâu dài giữa hai quốc gia dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và trong những lúc cần thiết, Thụy Sĩ luôn sẵn sàng cung cấp hỗ trợ dựa vào nhu cầu của Việt Nam.

Trong thời điểm này, Thụy Sĩ tái khẳng định cam kết sâu sắc trong việc sát cánh với nhân dân Việt Nam, quyết tâm thực hiện phần việc của mình để giúp Việt Nam tái thiết cuộc sống, tái thiết các cộng đồng.

Theo vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm, theo dõi hành trình, tích điểm và có cơ hội chiến thắng, đồng thời chung tay chống biến đổi khí hậu – đây là ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả của “Thử thách Đạp xe đi làm” đầu tiên tại Hàn Quốc.

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Theo số liệu chính thức công bố ngày 18/7, giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua đã tăng vọt 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số đáng báo động, tiếp tục gây thêm áp lực đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba khi cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu, chính quyền vùng Brussels (Bỉ) đang tiếp tục triển khai lộ trình mở rộng Khu vực Phát thải thấp (LEZ – Low Emission Zone).

Chim cánh cụt có kỹ năng xác định dòng nước tinh vi vượt xa con người

Chim cánh cụt có kỹ năng xác định dòng nước tinh vi vượt xa con người

Khác với con người hay nhiều loài vật cần mốc thị giác để cảm nhận dòng chảy, chim cánh cụt Magellan có khả năng “đọc” dòng nước giữa đại dương mênh mông nơi hoàn toàn không có điểm tựa. Khi dòng chảy đại dương mạnh lên, chim cánh cụt Magellan sẽ thay đổi chiến thuật di chuyển để tiết kiệm năng lượng, thay vì bơi ngược dòng một cách tốn sức.

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Chế độ lái một bàn đạp đã trở thành đặc trưng của xe điện (EV), cho phép người lái điều khiển tốc độ và thậm chí dừng xe chỉ bằng bàn đạp ga. Thao tác này giúp tái tạo năng lượng hiệu quả và được nhiều tài xế EV ưa chuộng. Tuy nhiên, một động thái mới từ các cơ quan quản lý Trung Quốc đang gây xôn xao toàn cầu, đặt ra câu hỏi về tương lai của tính năng này.

fb yt zl tw