Luật mới được thông qua sau một cuộc tranh luận kéo dài gần 6 giờ đồng hồ với tỷ lệ 234 phiếu thuận, 94 phiếu chống, trong khi 21 nhà lập pháp vắng mặt.
Tuy vậy theo luật mới, những người dưới 18 tuổi vẫn cần có sự chấp thuận của người giám hộ, bác sĩ và Ủy ban Y tế và Phúc lợi Quốc gia trước khi được phép thay .
Việc chẩn đoán chứng phiền muộn giới, tức gặp nỗi đau tâm lý do cảm thấy giới tính của bản thân không phù hợp với bản dạng giới sẽ không còn cần thiết nữa.
Trước Thuỵ Điển, một số quốc gia như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Tây Ban Nha cũng đã thông qua luật tương tự.
Đảng Dân chủ , đảng dân túy có nguồn gốc cực hữu ủng hộ chính phủ trong quốc hội nhưng không thuộc chính phủ, phản đối luật này. Ông Jimmie Akesson, lãnh đạo Đảng Dân chủ Thụy Điển, nói với các phóng viên rằng: "Thật đáng tiếc khi một đề xuất rõ ràng thiếu sự ủng hộ của người dân lại được bỏ phiếu thông qua một cách nhẹ nhàng như vậy".
Quốc hội Thụy Điển chia rẽ vì đạo luật hạ độ tuổi chuyển đổi giới tính.
Trong khi đó, ông Peter Sidlund Ponkala, Chủ tịch Liên đoàn Thụy Điển về Quyền của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới, đồng tính và liên giới tính, được biết đến với tên viết tắt tiếng Thụy Điển là RFSL, đã gọi việc thông qua luật này là "một bước đi đúng hướng" và "sự công nhận hợp lý đối với tất cả những người đã chờ đợi hàng thập kỷ cho một luật mới".
Thụy Điển là quốc gia Bắc Âu đầu tiên đưa ra quy định về xác định lại giới tính hợp pháp vào năm 1972.
Với lý do cần phải thận trọng, vào năm 2022, chính quyền Thụy Điển đã quyết định tạm dừng liệu pháp hormone cho trẻ vị thành niên ngoại trừ những trường hợp rất hiếm và ra phán quyết rằng, việc phẫu thuật cắt bỏ vú cho những cô gái tuổi teen muốn chuyển giới nên được giới hạn trong môi trường nghiên cứu.
Thụy Điển đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các trường hợp phiền muộn giới tính. Theo Ủy ban Y tế và Phúc lợi, điều này đặc biệt rõ ràng ở những cô gái từ 13 đến 17 tuổi, với mức tăng 1.500% kể từ năm 2008.