Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu, chính quyền vùng Brussels (Bỉ) đang tiếp tục triển khai lộ trình mở rộng Khu vực Phát thải thấp (LEZ – Low Emission Zone).

18-7-xe-bi-4135.jpg
Người dân đi xe đạp tại trục đường trung tâm thủ đô Brussels.

Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018, khu vực này đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược môi trường và giao thông bền vững của thành phố.

Ngày 4/10/2024, Nghị viện Brussels đã thông qua quyết định điều chỉnh mốc thời gian tiếp theo trong lộ trình thực hiện LEZ. Cụ thể, các biện pháp hạn chế đối với phương tiện cơ giới gây ô nhiễm vốn dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2025 đã được lùi lại đến ngày 1/1/2027. Việc hoãn mốc thời gian này không làm chậm lại tiến trình chuyển đổi mà nhằm tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp có thêm thời gian thích nghi, đồng thời cho phép chính quyền hoàn thiện các công cụ kỹ thuật hỗ trợ như hệ thống mô phỏng tác động, cập nhật lịch trình LEZ và cải tiến thông tin hướng dẫn.

Cùng với việc điều chỉnh khung thời gian, vùng Brussels đã xây dựng một "lộ trình" tổng thể hướng tới mục tiêu di chuyển phát thải thấp. Tài liệu này không chỉ xác định rõ các mốc triển khai tiếp theo, mà còn đề ra các biện pháp hỗ trợ cần thiết nhằm bảo đảm quá trình loại bỏ dần xe chạy bằng xăng dầu được thực hiện một cách công bằng, toàn diện và có hiệu quả lâu dài. Đây được xem là bước đi chiến lược giúp Brussels từng bước hình thành một hệ thống giao thông xanh, hiện đại và có khả năng thích ứng với các thách thức môi trường trong tương lai.

Để quá trình chuyển đổi trở nên dễ tiếp cận hơn với người dân, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ. Các cư dân có thể nhận được tư vấn cá nhân hóa thông qua chương trình "Huấn luyện viên Di chuyển" (Mobility Coach), giúp họ tìm ra các giải pháp di chuyển phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân. Những người lựa chọn từ bỏ xe cá nhân sẽ được hưởng các trợ cấp trong khuôn khổ chương trình "Bruxell’air". Đối với những người ít di chuyển hoặc chưa có điều kiện thay xe mới, thành phố cho phép mua tối đa 24 thẻ đi lại trong ngày mỗi năm, áp dụng theo từng xe cụ thể. Ngoài ra, một số đối tượng hoặc phương tiện đặc biệt có thể được hưởng chính sách miễn trừ, dựa trên các tiêu chí được quy định rõ ràng.

Không chỉ tập trung vào người dân, Brussels còn triển khai các dịch vụ hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các biện pháp tư vấn và tài chính để giúp họ xây dựng hạ tầng sạc điện, chuyển đổi đội xe sang sử dụng năng lượng sạch. Những hỗ trợ này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi của kế hoạch, cũng như giảm thiểu tác động kinh tế đối với các bên liên quan trong quá trình chuyển đổi.

Việc xây dựng một khu vực phát thải thấp không chỉ là một chính sách môi trường đơn thuần, mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Brussels đối với phát triển bền vững và công bằng xã hội. Trong giai đoạn từ 2027 đến 2035, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng các quy định, siết chặt tiêu chuẩn phát thải đối với phương tiện cơ giới, đồng thời đầu tư vào hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ người dân thích nghi với mô hình giao thông mới. Với cách tiếp cận từng bước, có lộ trình rõ ràng và đi kèm các chính sách hỗ trợ thiết thực, Brussels đang định hình tương lai của một đô thị không còn phụ thuộc vào động cơ đốt trong, một thành phố sạch hơn, lành mạnh hơn và đáng sống hơn cho các thế hệ mai sau.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Chế độ lái một bàn đạp đã trở thành đặc trưng của xe điện (EV), cho phép người lái điều khiển tốc độ và thậm chí dừng xe chỉ bằng bàn đạp ga. Thao tác này giúp tái tạo năng lượng hiệu quả và được nhiều tài xế EV ưa chuộng. Tuy nhiên, một động thái mới từ các cơ quan quản lý Trung Quốc đang gây xôn xao toàn cầu, đặt ra câu hỏi về tương lai của tính năng này.

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Lần đầu tiên, thủ đô Hà Nội xác lập mốc thời gian cụ thể để “chia tay” với xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường đô thị, đồng thời là phép thử thực sự cho khả năng chuyển đổi công bằng và hiệu quả sang hệ thống giao thông xanh.

fb yt zl tw