Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và AI để chinh phục thị trường toàn cầu

Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Đông Nam Á, thị trường bán dẫn Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới và có thể tăng trưởng hơn 6% trong giai đoạn 2022 - 2027.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông.

Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Vietnam Innovation Challenge - VIC) sẽ được khởi động trong tháng Ba với chủ đề “Đổi mới sáng tạo cùng doanh nghiệp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo chinh phục thị trường toàn cầu.”

Chương trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức, công bố ngày 18/3.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết chương trình sẽ bám sát vào bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh kinh tế toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và chiến lược phát triển các ngành công nghệ cao của Chính phủ Việt Nam.

“Chương trình không chỉ cho thấy tầm nhìn và sự ủng hộ rất lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thúc đẩy hai lĩnh vực tiềm năng này mà còn góp phần hiện thực hóa những mục tiêu chiến lược Chính phủ đặt ra,” Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Theo ông Đông, Việt Nam hiện nổi lên như một nhân tố đầy tiềm năng trong ngành bán dẫn với nhiều lợi thế như vị trí chiến lược, cơ sở Hạ tầng Số ngày càng phát triển, người dân thành thạo công nghệ và lực lượng lao động trẻ dồi dào, có sức sáng tạo. Ngành bán dẫn ở Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới. Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% trong giai đoạn 2022 - 2027.

Họp báo công bố Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024.
Họp báo công bố Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024.

Bên cạnh đó, Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực nền tảng của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Sự phát triển của AI không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà thực sự sẽ thay đổi cơ bản cách con người nghiên cứu, làm việc, sáng tạo nội dung và được dự đoán sẽ đóng góp hàng nghìn tỷ USD vào kinh tế toàn cầu hàng năm.

Trong làn sóng đó, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết Việt Nam cũng đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc tham gia thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực AI. Năm 2022, Việt Nam đạt được thành tựu đáng khích lệ và đứng thứ 55/180 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số sẵn sàng về AI, tăng 7 bậc so với 2021 (theo báo cáo của Oxford Insights).

“Điều này càng chứng tỏ năng lực và vị thế của kỹ sư, chuyên gia Việt Nam trong việc nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ AI,” Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.

Đối với chương trình năm nay, ông Rafael Frankel, Giám đốc Chính sách công Khu vực Đông Nam Á, Tập đoàn Meta chia sẻ đơn vị này mong muốn tạo ra một sân chơi trí tuệ nhằm thúc đẩy các ý tưởng và tận dụng các cơ hội trong ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Sáng kiến sẽ góp phần tăng cường tính hội nhập của lĩnh vực công nghệ của Việt Nam trong nền kinh tế số toàn cầu.

Trên cơ sở đó, chương trình năm nay diễn ra với hai chủ đề trụ cột: Tìm kiếm và vinh danh các giải pháp nâng cao chất lượng công đoạn thiết kế, đóng gói, kiểm thử trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn, với ưu tiên ứng dụng phục vụ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Và, tìm kiếm và vinh danh các giải pháp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo phục vụ cho xây dựng, phát triển doanh nghiệp, gia tăng năng suất công việc.

Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 hướng đến thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, xây dựng nền tảng hợp tác đa phương.
Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 hướng đến thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, xây dựng nền tảng hợp tác đa phương.

Theo ông Rafael Frankel, Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 hướng đến thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, xây dựng nền tảng hợp tác đa phương để thiết lập bệ phóng cho các doanh nghiệp nội địa gia tăng giá trị và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thông qua việc tìm kiếm và vinh danh các giải pháp, chương trình đóng góp vào mục tiêu chung lan tỏa nhận thức về tầm quan trọng và giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Chương trình cũng khuyến nghị và kết nối doanh nghiệp với các giải pháp phục vụ nâng cấp cải tiến vận hành doanh nghiệp, cải thiện hiệu suất, phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên thị trường thế giới.

Kết thúc chương trình, các cá nhân, đơn vị có giải pháp xuất sắc được lựa chọn sẽ có cơ hội giới thiệu giải pháp và hợp tác với các tập đoàn. Đây cũng là cơ hội để nhận được cam kết đầu tư đến từ các quỹ đầu tư, các tập đoàn đầu ngành trong nước và quốc tế. Đặc biệt, các cá nhân, tổ chức sẽ được kết nối, gia nhập hệ sinh thái của NIC và Meta cùng các gói hỗ trợ, nâng cao năng lực, cơ hội xúc tiến thương mại, và nhiều giải thưởng khác.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw