Thử sức với mô hình mới

Khi hỏi về mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả ở địa phương, Chủ tịch UBND xã Liêm Phú (Văn Bàn) giới thiệu cho chúng tôi mô hình kinh tế của gia đình chị Dương Thị Hà - một phụ nữ đảm đang, vượt khó xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Chị Dương Thị Hà vốn là giáo viên mầm non. Sau khi kết hôn, chị dạy học, còn chồng làm thuê, kinh tế không mấy dư dả. Năm 2019, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đời sống gia đình chị cũng chịu ảnh hưởng chung nên gặp không ít khó khăn. Một lần lướt facebook, chị Hà gặp bài viết về mô hình nuôi ếch nên tò mò ấn xem. Nhận thấy mô hình này có thể giúp cải thiện kinh tế gia đình, vợ chồng chị đã tìm hiểu thêm về nghề này.

2.jpg

Ban đầu, gia đình chị Hà nuôi thử nghiệm 3.000 con ếch. Do người dân xung quanh chưa ai phát triển mô hình này để học hỏi kinh nghiệm nên vợ chồng chị vừa làm, vừa học. Mô hình mới nên có nhiều khó khăn phát sinh, từ việc tìm địa điểm để xây dựng bể nuôi, lựa chọn con giống cho đến kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh...

Do chưa có kinh nghiệm, đàn ếch bị hao hụt nhiều. Lứa nuôi đầu tiên, mặc dù phải bỏ rất nhiều công sức, khi trừ hết chi phí cũng chưa có lãi. Chị Hà nghĩ: Không thể bỏ cuộc dễ dàng như vậy được! Nghĩ vậy, chị tiếp tục tìm đọc sách, báo và biết được ở huyện Bảo Yên đã có nhiều gia đình thành công với mô hình này. Chị cùng chồng lặn lội sang Bảo Yên hỏi kinh nghiệm từ người nuôi trước. Với những kiến thức học được, gia đình chị áp dụng vào thực tế mô hình của gia đình. Chỉ sau 2 năm (năm 2021), gia đình chị Hà đã tự sản xuất được con giống. Mô hình nhanh chóng thu hồi vốn và có lãi.

3.jpg

“Thừa thắng xông lên”, đến năm 2022, chị Hà bàn với chồng đầu tư thêm 13 bể nuôi và chị quyết định tập trung toàn thời gian phát triển trại ếch. Đến năm 2023, gia đình chị Hà tăng quy mô lên 33 bể nuôi. Để chủ động nguồn thức ăn, gia đình chị mua sắm thêm máy trộn thức ăn. Tổng chí phí đầu tư cho mô hình gần 300 triệu đồng.

Đến nay, mỗi năm, trại ếch của gia đình chị Hà xuất bán gần 8.000 kg ếch giống và thương phẩm. Với giá trung bình 70.000 đồng - 80.000 đồng/kg, mô hình này đem lại doanh thu khoảng 600 triệu đồng, trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị có thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Đây là con số không nhỏ đối với gia đình ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

4.jpg

Anh Vấn Gia Lâm, Chủ tịch UBND xã Liêm Phú đánh giá: Mô hình phát triển kinh tế của gia đình chị Hà đang là hình mẫu để xã tuyên truyền, vận động các hộ khác làm theo. Xã cũng định hướng, hỗ trợ gia đình chị Hà phát triển thêm các sản phẩm từ ếch để làm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Ngoài phát triển kinh tế, chị Hà và gia đình luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động, tuyên truyền các thành viên trong gia đình và người thân tham gia phong trào của địa phương...

Anh Vấn Gia Lâm, Chủ tịch UBND xã Liêm Phú

Trình bày: Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw