Thôn Tả Van Dáy 2: Học Bác để xây dựng đời sống mới

Khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thôn Tả Van Dáy 2 (xã Tả Van, thị xã Sa Pa) luôn đi đầu trong việc chỉnh trang, mở rộng tuyến đường, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thôn Tả Van Dáy 2 nằm ở trung tâm hành chính xã Tả Van với 172 hộ, trong đó đồng bào Giáy chiếm 98%. Thời gian qua, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được người dân hưởng ứng tích cực theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Nhờ làm tốt công tác dân vận, Nhân dân thôn Tả Van Dáy 2 đã và đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, cải tạo tập tục lạc hậu. Hiện nay, toàn thôn chỉ còn 24 hộ nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 43,7 triệu đồng. Đặc biệt, nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất làm đường, xây dựng tuyến đường xanh - sạch - đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt của thôn.

176.jpg

Đến thôn Tả Van Dáy 2, ít ai nhận ra tuyến đường trung tâm trước đây nhỏ hẹp, mấp mô, nay đã được đổ bê tông bằng phẳng. Đó là kết quả của sự đồng thuận, quyết tâm mở rộng tuyến đường huyết mạch với mong muốn, kỳ vọng về phát triển kinh tế - xã hội của cán bộ và Nhân dân thôn Tả Van Dáy 2.

Nằm ở trung tâm hành chính xã, chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp và dịch vụ du lịch nên đất ở thôn Tả Van Dáy 2 được ví như “vàng”, là “cần câu” để người dân sinh sống, xóa nghèo và làm giàu. Tuy nhiên, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, nhiều người dân Tả Van Dáy 2 đã không ngần ngại hiến đất, sẵn sàng tham gia.

Hầu hết người dân đều hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

Ông Lò Văn Cường, Trưởng thôn Tả Van Dáy 2

Vì lợi ích, mục tiêu chung, 57 hộ dân ở thôn Tả Van Dáy 2 đã tự nguyện hiến 470 m2 đất ở của gia đình để mở rộng đường giúp việc đi lại thuận lợi hơn. Hiện nay, tuyến đường đã hoàn thành rải asphalt và đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Hoàng Đức Kìn là một trong những người tiên phong ở thôn hiến đất để mở rộng đường, chia sẻ: Trước đây, đường chật hẹp, gồ ghề khiến việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của bà con cũng như du khách gặp nhiều khó khăn, nay có đường bê tông mới thông thoáng, sạch đẹp ai cũng phấn khởi.

175.jpg

Ông Kìn vui vẻ cho biết thêm: Khi xã có chủ trương mở rộng đường từ 3,5 m lên 5 m, gia đình tôi không đắn đo hiến 60 m2 đất để mở rộng đường trục chính của thôn. Đường được mở rộng không chỉ đời mình mà đời con cháu mình cũng được hưởng, vì thế, nếu cần hiến nhiều hơn nữa, gia đình tôi cũng sẵn lòng.

Sự tiên phong, đi đầu của gia đình ông Kìn tạo hiệu ứng tích cực, những hộ liền kề cũng tự nguyện làm theo; nhà thì hiến đất, nhà chặt cây để giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến đường. Đường làm xong, các hộ dân hai bên đường sửa nhà, xây hàng rào, kiến tạo cảnh quan, làm cho con đường thêm đẹp.

Cùng với việc hiến đất làm đường, các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được người dân thôn Tả Van Dáy 2 thực hiện đồng bộ, đều khắp. Đường làng, ngõ xóm thường xuyên được dọn vệ sinh đảm bảo yêu cầu: Xanh, sạch, đẹp. Chất thải từ các hộ gia đình được phân loại theo quy định, có các điểm đặt thùng rác để tập kết rác thải chung.

174.jpg

Ngoài ra, các phong trào xây dựng “Khu dân cư thân thiện môi trường”, “3 sạch 1 tốt”, “Vệ sinh đường làng, ngõ xóm”… cũng ngày càng được người dân hưởng ứng, làm cho diện mạo thôn không ngừng thay đổi. 100% hộ tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, định kỳ tối thiểu 1 lần/tuần tổ chức làm vệ sinh chung toàn thôn. Các chương trình bảo đảm an sinh xã hội được tiến hành thường xuyên, tích cực và đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, thôn Tả Van Dáy 2 đã đạt 13/15 tiêu chí về nông thôn mới. Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có kết thúc”, Đảng bộ, chính quyền cùng Nhân dân toàn xã nói chung, thôn Tả Van Dáy 2 nói riêng sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu hoàn thiện 2 tiêu chí còn lại để về đích nông thôn mới trong giai đoạn 2021 - 2025 này.

Đồng chí Sì Văn Cang, Bí thư Đảng ủy xã Tả Van

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw