Đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân

Với vai trò cầu nối trong chuyển giao khoa học, kỹ thuật tới nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã tích cực phối hợp, triển khai nhiều mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đưa chúng tôi đi tham quan khu vườn trồng hoa cúc đại đóa đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch, anh Nguyễn Văn Chinh ở tổ dân phố An Thành, thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng) tâm sự: "Từ khi nhận được sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông, gia đình tôi và các hộ trồng hoa cúc ở đây tự tin hơn, bởi sau 1 năm đưa giống mới vào trồng với kỹ thuật tốt hơn đã đem lại những bông hoa chất lượng cao, bán với giá cao hơn".

Anh Nguyễn Văn Chinh cho biết ban đầu chỉ có 11 hộ tham gia mô hình trồng hoa cúc với diện tích khoảng 5.000 m2 đất ruộng. Tuy nhiên sau 1 năm thực hiện, với hiệu quả mang lại, mô hình đã được nhân rộng lên 1,5 ha. Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, 1,5 ha trồng hoa cúc cho thu 550.000 bông hoa, giá trị mang lại hơn 1 tỷ đồng, lợi nhuận thu được là 683 triệu đồng/năm. Cùng với trồng hoa cúc đại đóa, các hộ còn trồng thêm hoa đồng tiền và một số loại khác.

Trivia.jpg
Cán bộ khuyến nông của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng giúp người dân hoàn thiện giàn cột bê tông và lưới kẽm.

Tại xã Thái Niên, những ngày này cán bộ khuyến nông của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đang hướng dẫn người dân đẩy nhanh tiến độ làm giàn bê tông và lưới kẽm để sẵn sàng triển khai dự án chuyển giao kỹ thuật trồng dưa leo chất lượng cao trong vùng rau an toàn của xã. Các giàn cột bê tông và lưới kẽm được hỗ trợ theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, với kinh phí đầu tư 150 triệu đồng/ha, Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí.

Anh Trần Văn Duy, cán bộ khuyến nông của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phụ trách xã Thái Niên cho biết, những năm gần đây, rau an toàn của xã đã có thương hiệu. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, người dân đã có kinh nghiệm trong sản xuất. Cán bộ khuyến nông “cầm tay chỉ việc” và hướng dẫn từng quy trình trồng, chăm sóc rau, màu.

Ngoài 2 mô hình trên, trong 3 năm qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã triển khai thành công 6 mô hình chuyển giao khoa học, kỹ thuật mang lại hiệu quả, trong đó có mô hình liên kết trồng bí xanh, bí đỏ hồ lô, quy mô 24 ha/78 hộ, tại 2 xã Gia Phú và Phong Niên; tổng sản lượng đã thu hoạch đạt 530 tấn quả, giá trị mang lại hơn 2 tỷ đồng, người dân thu lãi hơn 100 triệu đồng/ha/vụ. Hoặc mô hình chăn nuôi cá chép giòn thương phẩm với quy mô 1,5 ha/3 hộ tại thị trấn Nông trường Phong Hải và xã Phú Nhuận. Trọng lượng cá khi thu hoạch (cá giòn) bình quân 3,2 - 3,5 kg/con, sản lượng khoảng 35 tấn, với giá bán bình quân 120.000 đồng/kg đã mang lại giá trị hơn 3 tỷ đồng, người dân thu lãi 756 triệu đồng…

DSC_9550.jpg
Hướng dẫn người dân thu hoạch sản phẩm của dự án trồng rau.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng cho biết: Từ nhiều nguồn vốn của Trung ương và địa phương, việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được trung tâm triển khai thông qua nhiều hình thức như đào tạo, tập huấn, xây dựng dự án; chuyển giao công nghệ, khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khảo nghiệm và xây dựng các mô hình sản xuất thực tế... góp phần nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Thông qua hoạt động này, các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, các mô hình sản xuất điển hình được chuyển tải, giới thiệu đến người dân kịp thời.

DSC_9508.jpg
Người dân thị trấn Phố Lu đã chủ động giống cây trồng sau khi được hỗ trợ về kỹ thuật.

Thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp tục phát huy vai trò trong chuyển giao ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất thông qua việc xây dựng các mô hình có trọng tâm, trọng điểm, gắn với lợi thế và định hướng phát triển nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương. Từ đó góp phần nhân rộng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, mang lại hiệu quả cao, đồng thời tạo ra các liên kết sản xuất - tiêu thụ, đảm bảo ổn định cho phát triển của vùng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw