Thiếu niên 16 tuổi suýt mất mạng sau khi ăn con mối

Ăn con mối được ít phút, thiếu niên 16 tuổi bắt đầu cảm thấy bứt rứt, nổi mề đay toàn thân. Sau đó, bệnh nhân bị khó thở, nói khó, hồi hộp và hoảng sợ.

Ngày 14/6, bác sĩ Phạm Văn Học, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp bị sốc phản vệ nặng do ăn mối.

Theo thông tin từ gia đình, trước đó, thiếu niên 16 tuổi có ăn con mối đã chế biến. Sau ít phút, bệnh nhân cảm thấy bứt rứt, khó chịu, nổi mề đay toàn thân, tình trạng khó chịu tăng nhanh. Tiếp đó bệnh nhân bị khó thở, nói khó, hồi hộp, hoảng sợ nên được người thân đưa đi cấp cứu.

Đến phòng cấp cứu, bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn sốc, nổi mề đay, phù toàn thân. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn bị phù mạch (phù quincke), mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,… tình trạng rất nguy kịch.

Các bác sĩ xác định bệnh nhân dị ứng với dị nguyên chính là món mối trong bữa ăn nên ngay lập tức áp dụng phác đồ cấp cứu sốc phản vệ, tiêm adrenalin, truyền dịch và các thuốc chống dị ứng. Sau khi được can thiệp điều trị, tình trạng người bệnh được cải thiện rõ rệt, hết ban dị ứng, không xuất hiện thêm triệu chứng khác và được xuất viện ngay sau đó.

Được biết, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng. Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng một số khác lại rất khó xác định bởi nguyên nhân gây ra có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, việc chẩn đoán vì thế trở nên khó khăn hơn.

Các triệu chứng sốc phản vệ là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, có thể có tiếng thở rít, rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong.

Bác sĩ Phạm Văn Học cho biết thêm, hiện nay các món ăn từ côn trùng như ong, trứng kiến, nhộng tằm, châu chấu, cào cào,… đang được nhiều người săn lùng và coi là đặc sản nhưng cũng có không ít trường hợp bị ngộ độc bởi loại thức ăn này, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên. Nếu muốn ăn thì nên chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống. Người cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn. Khi có các biểu hiện ngộ độc hay dị ứng, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

NĐT

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw