Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Mong giảm môn thi để bớt áp lực cho học sinh

Theo lộ trình triển khai, vào năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên tham dự Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại điểm thi trường THPT Việt Đức.

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch công bố phương án thi vào quý IV/2023, song đến ngày 10/11, thông tin về kỳ thi vẫn chưa có. Điều này khiến nhiều giáo viên và học sinh của Hà Nội thấp thỏm, lo lắng.

Chuẩn bị cho kỳ thi đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng, công bố phương án thi để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Có 3 phương án được đưa ra gồm: 4+2, 3+2 và 2+2. Trong đó, phương án 4+2 học sinh phải thi 6 môn, trong đó có 4 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn. Phương án 3+2 học sinh thi 5 môn, gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn. Phương án 2+2 học sinh thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn), 2 môn còn lại là tự chọn.

Ghi nhận của phóng viên TTXVN về các phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, phương án 2+2 nhận được nhiều ý kiến đồng tình của nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh. Phần lớn các ý kiến cho rằng, phương án thi 4 môn sẽ phù hợp với mục đích của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bởi dù học sinh học theo bộ sách giáo khoa nào thì với 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn, thi tốt nghiệp sẽ thỏa mãn nhu cầu học theo năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của thí sinh. Hơn nữa, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã thay đổi từ sách giáo khoa, nội dung bài học, phương pháp dạy và học nên việc kiểm tra, đánh giá và thi cũng cần thay đổi.

Bà Vũ Ánh Nguyệt, phụ huynh học sinh Trường Trung học Phổ thông Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình) cho rằng, năm 2025, lứa học sinh đầu tiên thi theo chương trình mới nên phương án thi cần được công bố sớm để tránh tâm lý lo lắng cho học sinh và gia đình các em. Việc giảm còn 4 môn thi có nhiều lợi ích, vừa giảm áp lực cho học sinh và gia đình, vừa giảm chi phí tổ chức kỳ thi.

Có con học lớp 11 Trường Trung học Phổ thông Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm), bà Đinh Thị Vân ủng hộ phương án 2+2. Bà Vân cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên sớm công bố phương án thi để các gia đình và học sinh có kế hoạch học và ôn tập phù hợp, các con sẽ dành thời gian tập trung nhiều hơn cho các môn học đúng sở trường và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Trước sự lo lắng, thấp thỏm của học sinh và gia đình khi phương án thi chưa được công bố, nhiều cán bộ, giáo viên Trung học Phổ thông cho rằng, học sinh và gia đình không nên quá lo lắng bởi có thể kỳ thi năm 2025 chỉ thay đổi về số môn thi. Ngoài ra, việc giảng dạy và làm quen với kỳ thi cũng đã được nhiều trường chủ động triển khai cho học sinh khối 11.

Theo Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên, để kịp thời có thông tin về tình hình dạy học cũng như giúp học sinh lớp 11 làm quen với kỳ thi, nhà trường đã tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ theo khối với các môn học bắt buộc. Còn với môn học tự chọn, học sinh được làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ theo lớp. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi, nhà trường sẽ xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, khảo sát thường xuyên hơn và trên quy mô toàn khối, qua đó kịp thời có những điều chỉnh trong tổ chức dạy học và hỗ trợ học sinh.

Cô Cao Thanh Hà, giáo viên môn tiếng Anh, Trường Trung học Phổ thông Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) cũng cho biết: “Phương án 2+2 giảm áp lực nhiều nhất cho học sinh, đồng thời vẫn bảo đảm yêu cầu các cơ sở giáo dục Đại học có thể sử dụng kết quả làm dữ liệu để tuyển sinh. Tuy nhiên, dù phương án cuối cùng là gì thì trước mắt học sinh vẫn cần yên tâm học tập đều các môn, không nên chủ quan để có kết quả tốt, thêm cơ hội xét tuyển vào Đại học bởi có khá nhiều trường vẫn sử dụng phương thức xét tuyển học bạ hoặc học bạ kết hợp dữ liệu khác”.

Để chuẩn bị cho Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025, Trường Phổ thông võ thuật Bảo Long (huyện Gia Lâm) cũng chủ động triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra định kỳ đối với tất cả môn học, trong đó chú trọng các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Bên cạnh đó, nhà trường yêu cầu giáo viên và học sinh không coi nhẹ các môn học khác để đảm bảo việc đào tạo được toàn diện, thực chất, sẵn sàng đáp ứng với phương án thi tốt nghiệp năm 2025.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao điện thoại cho học sinh từ sớm, quản lý thế nào?

Giao điện thoại cho học sinh từ sớm, quản lý thế nào?

Với lí do thuận tiện liên lạc đưa đón và phục vụ việc học, nhiều phụ huynh sớm trang bị điện thoại thông minh cho con. Có em chập chững vào lớp 1 bậc tiểu học đã sở hữu điện thoại đời mới. Ấy nhưng, giao thiết bị và quản lý con sử dụng thế nào không phải phụ huynh nào cũng nghĩ đến và làm được.

Gần 500 học sinh tham gia Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và Bạo lực học đường”

Gần 500 học sinh tham gia Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và Bạo lực học đường”

Sáng 27/11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng tổ chức Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và bạo lực học đường”.

Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023

Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023

Ngày 25/11, tại Trường THCS xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, Trường THCS xã Bản Cầm phối hợp với Dự án Trí tuệ Việt Nam tổ chức Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023 với chủ đề: “Gieo mầm đọc sách - thổi hồn nhân cách”.

Khởi sắc giáo dục ở xã nghèo

Khởi sắc giáo dục ở xã nghèo

Mặc dù là 1 trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, nhưng giáo dục ở Hoàng Thu Phố (Bắc Hà) lại có nhiều khởi sắc. Đó không chỉ là cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, tỷ lệ chuyên cần được duy trì ổn định, mà còn là sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, nhận thức của người dân về sự học của con em mình.

Dừng chính sách cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua máy tính học trực tuyến

Dừng chính sách cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua máy tính học trực tuyến

Ngày 20/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP về việc dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tình yêu trên hành trình "gieo chữ"

Tình yêu trên hành trình "gieo chữ"

Trên hành trình “gieo chữ”, có những thầy giáo, cô giáo nên duyên vợ chồng. Bằng tình yêu nghề và tình yêu đôi lứa, họ đã cùng nhau vun đắp ước mơ cho bao thế hệ học trò.

Thêm yêu nguồn cội

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

"Cõng" chữ lên non

"Cõng" chữ lên non

“Bản làng yêu ơi em rời phố thị/Vượt núi băng rừng cõng cái chữ lên non/Dẫu nắng mưa hay mùa đông giá lạnh/Cùng các em thơ vượt núi đến trường...”. Đó là lời bài hát “Em là cô giáo vùng cao” đã theo chân những người đang miệt mài “gánh cái chữ băng rừng lội suối” nơi vùng cao.

fb yt zl tw