Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Sau thời gian đi làm tích cóp được ít vốn, thanh niên Vũ Hữu Luật, sinh năm 1990, thôn Đo Ngoài, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng trở lại quê hương đầu tư trồng cây ăn quả. Bởi anh luôn nghĩ, không đâu bằng quê hương, với lợi thế đất đai rộng, nếu tích cực lao động chắc chắn sẽ thành công.

5.jpg
Anh Vũ Hữu Luật thực hiện ghép mắt giống bưởi da xanh vào gốc cây bưởi Múc.

Ấp ủ khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Vũ Hữu Luật đầu tư trồng cây bưởi da xanh và cây ổi nhưng do thiếu kỹ thuật, để cây sinh trưởng tự nhiên nên tỷ lệ đậu quả không cao, nhất là cây ổi chỉ được thu hoạch chính vụ- đây là thời điểm các hộ trồng đồng loạt thu hoạch, dẫn đến ổi quả khó tiêu thụ, giá bán không cao và thất thường.

Để giải quyết bài toán này, anh Vũ Hữu Luật đã tích cực tìm hiểu kỹ thuật trên internet, thậm chí cất công về tận các nhà vườn ở Tuyên Quang, Bắc Giang và một số hợp tác xã trong tỉnh để học hỏi. Đến với cây ổi, cây bưởi từ năm 2016 khi vốn kỹ thuật là con số không nhưng bằng tinh thần ham học hỏi, đến nay, anh Luật đã làm chủ nhiều kỹ thuật khó để cây ra quả theo ý mình.

2.jpg
Nhờ áp dụng kỹ thuật ghép mắt, anh Luật làm "hồi sinh" và khai thác hiệu quả vườn bưởi Múc đã cỗi.

Riêng về cây bưởi, anh đã khắc phục được tình trạng ra hoa nhiều, đậu quả ít; thực hiện thành thục việc ghép mắt giống bưởi da xanh lên gốc cây bưởi Múc. Còn đối với cây ổi, từ chỗ chỉ được thu hoạch chính vụ thì nay đã ra hoa kết trái quanh năm. Anh sử dụng phân bón hữu cơ từ đậu tương và nhiều loại khác để bón cho cây; kết hợp kỹ thuật ức chế ra hoa theo thời gian sớm, muộn để có sản phẩm thu trái vụ mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Hiện tại, gia đình anh Vũ Hữu Luật có khoảng 2 ha cây ăn quả. Trong đó, hơn 350 gốc bưởi da xanh và hơn 400 gốc ổi với giống ổi ít hạt và ổi lê Đài Loan. Năm 2023, anh Luật thu được hơn 3.000 quả bưởi và hơn 5 tấn ổi. Anh đang tiếp tục thử nghiệm ghép mắt cây cam, cây chanh vào gốc bưởi Múc, sau khi đánh giá hiệu quả sẽ tiếp tục nhân rộng và đưa vào danh mục cây trồng trong mô hình kinh tế của mình.

3.jpg
Vườn ổi của anh Luật cho thu hoạch quanh năm.

Ngoài trồng cây, anh Luật còn tận dụng bóng mát nuôi gà thả đồi. Anh chia sẻ, do kết hợp nên mỗi lứa chỉ nuôi khoảng 500 con gà, mỗi năm xuất bán ra thị trường 4 lứa khoảng 2.000 con. Mỗi năm, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi mang về cho anh Luật nguồn thu hơn 250 triệu đồng.

Ngày nay, với những ưu thế từ các trang mạng xã hội và internet, anh Vũ Hữu Luật đã nhanh chóng tận dụng để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của mình. Quả ổi, quả bưởi không chỉ bán cho các thương lái tại vườn hay mang ra chợ, mà còn được giao dịch trên internet.

Anh Luật cho hay, tôi bắt đầu áp dụng việc kinh doanh trên mạng xã hội khoảng 2 năm nay. Mở rộng hình thức bán hàng đã giúp tôi đẩy nhanh khâu tiêu thụ.

Hiện anh Luật đang bán hàng qua tài khoản zalo cá nhân mang tên “Luật bưởi da xanh hữu cơ” và tài khoản facebook “Hữu Luật Thái Niên” có khoảng 1.600 bạn bè và người theo dõi tài khoản này. Lúc đầu còn lạ lẫm nhưng nay, các sản phẩm nông nghiệp của gia đình anh đã được nhiều người biết đến và đăng ký mua qua các tài khoản trên internet.

4.jpg
Mỗi năm, mô hình kinh tế của anh Luật cho thu nhập vài trăm triệu đồng.

Nhờ chăm chỉ lao động và tích cực học hỏi kỹ thuật, anh Vũ Hữu Luật đã thành công với mô hình kinh tế trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi trên chính mảnh đất đã sinh ra và lớn lên. Thành quả đó được bắt nguồn từ khát vọng đúng như câu nói đã trở thành phương châm sống của anh: “Đừng để cuộc đời làm bạn nản chí, ai tới được vị thế của mình hôm nay cũng phải bắt đầu từ đâu đó trong quá khứ”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa nông sản Việt vươn xa

Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Thời điểm này, các nương quýt sen khắp vùng biên giới Mường Khương đã nhuộm màu vàng rực. Nông dân rộn ràng bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch quýt sen. Khắp các tuyến đường tại thị trấn Mường Khương, những sạp quýt được bày bán vàng rực, bắt mắt.

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw