Thanh Hóa chi hơn 90 tỷ đồng để khai quật Thành nhà Hồ

Dự án sẽ được triển khai từ năm 2013 - 2020, gồm 6 bước, khai quật trên tổng diện tích 56.000 m2.

UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định số 4220/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án nghiên cứu, khai quật, khảo cổ tổng thể khu di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

Thành nhà Hồ được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Tháng 6/2011, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Theo quyết định được phê duyệt, dự án do Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ làm chủ đầu tư. Mực tiêu của dự án là: Từng bước tìm hiểu các dấu tích văn hóa, vật chất của Thành Nhà Hồ qua các thời kỳ bị vùi dưới lòng đất, nhằm phát huy nâng cáo giá trị của khu di sản, góp phần cung cấp tư liệu lịch sử cho khoa học, giáo dục và tăng cường tiềm năng thu hút du lịch.

Thanh Hóa chi hơn 90 tỷ đồng để khai quật Thành nhà Hồ ảnh 1
Những hiện vật được tìm thấy tại thành Thành nhà Hồ ở cuộc khai quật trước đây.

Quá trình nghiên cứu, khai quật, khảo cổ sẽ được thực hiện trên tổng diện tích 56.000 m2 trải qua 6 bước gồm: Chuẩn bị mặt bằng, phương tiện, vật tư và lực lượng cán bộ kỹ thuật viên khảo cổ học; Khai quật khảo cổ học bằng phương pháp thủ công; Hoàn trả mặt bằng khai quật; Chỉnh lý kết quả khai quật, lập hồ sơ khoa học cho các di vật khảo cổ, đề xuất các phương án nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích; Hội thảo khoa học, đánh giá kết quả khải quật, xây dựng báo cáo sơ bộ; Hệ thống, tổng hợp toàn bộ kết quả khai quật khảo cổ học, xây dựng báo cáo khoa học.

Theo đó, dự án được phê duyệt với tổng mức vốn thực hiện là 90,058 tỷ đồng, thực hiện từ nay cho đến năm 2020.

(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

fb yt zl tw