Thầm lặng công việc người 'đếm nắng đo mưa'...

Dù khi trời nắng gắt hay lúc giông bão, nhân viên Đài khí tượng thủy văn Bình Dương vẫn dãi nắng dầm mưa quan sát, đo đạc, ghi lại các thông số khí tượng.

Dù khi trời nắng gắt hay lúc giông bão, nhân viên Đài khí tượng thủy văn Bình Dương vẫn dãi nắng dầm mưa quan sát, đo đạc, ghi lại các thông số khí tượng (mây, độ ẩm, không khí, nhiệt độ, tốc độ gió...) và thủy văn (mực nước, nhiệt độ nước, dòng chảy...) mỗi ngày để có bản tin dự báo thời tiết kịp thời đến người dân trên địa bàn tỉnh.

Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bình Dương có Trạm khí tượng Thủ Dầu Một và 3 trạm thủy văn, gồm: Phước Hòa, Dầu Tiếng và Thủ Dầu Một.

Mặc dù trời nắng nóng nhưng quan trắc viên Trạm khí tượng Thủ Dầu Một vẫn miệt mài đo các thông số về thời tiết 4 lần/ngày vào các khung giờ quy định: 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ. Để quan sát, kiểm tra các thiết bị đo nhiệt độ bề mặt đất, quan trắc viên phải ngồi trên bục, tránh để đất, cát văng vào thiết bị làm lệch kết quả. Trong ảnh: Quan trắc viên đang thực hiện đo thông số vào khung giờ 13 giờ, gồm: Đọc nhiệt độ mặt đất, quan trắc mây, hình thế của mây, sau đó ghi chép cẩn thận vào sổ.

Quan trắc viên Trạm khí tượng Thủ Dầu Một kiểm tra máy đo nhiệt độ và độ ẩm tại lều khí tượng. Để đưa ra được dự báo tốt nhất, quan trắc viên phải có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm cũng như tình yêu yêu nghề với công việc thầm lặng này.

Quan trắc viên Trạm thủy văn Thủ Dầu Một đo mực nước trên sông Sài Gòn khung 19 giờ. Trời tối, quan trắc viên sử dụng đèn pin để quan sát mực nước trên thước đo được chính xác.

Sau khi đo mưa và mực nước, quan trắc viên kiểm tra sự tương khớp giữa máy đo mực nước và thước nước.

Quan trắc viên Trạm thủy văn Dầu Tiếng đo mực nước trên sông Sài Gòn. Đây là trạm cấp 3, thực hiện các yếu tố: Đo mực nước, đo mưa, nhiệt độ nước, môi trường nước sông; thực hiện đo thông số một ngày 4 lần. Hàng ngày, 1 giờ sáng, quan trắc viên đã có mặt thực hiện nhiệm vụ của mình.

Quan trắc viên ghi chép các thông số trên máy vào sổ.

Trạm thủy văn Phước Hòa là trạm cấp 1, quan trắc viên đo đạc đầy đủ các yếu tố: Mực nước, lưu lượng nước, lượng mưa, nhiệt độ nước, lưu lượng chất lơ lửng và các yếu tố phụ như: Sóng, gió, diễn biến lòng sông.

Việc đo lưu lượng nước trên sông thường diễn ra ở những khu vực nước chảy xiết, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cao. Do đó, việc trang bị áo phao cho quan trắc viên là điều cần thiết để bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện công việc. Trong ảnh: Quan trắc viên Trạm thủy văn Phước Hòa dùng cá sắt nặng để làm đối trọng, giữ thuyền không bị trôi.

Quan trắc viên chuẩn bị thiết bị máy móc đo lưu lượng nước trên sông Bé. 1 tháng đo 3 lần, dù mưa gió bão bùng, đối diện với rủi ro nguy hiểm nhưng quan trắc viên vẫn phải đo đúng giờ.

Dựa trên các số liệu quan trắc do các trạm khí tượng, thủy văn gửi về, các dự báo viên Đài khí tượng thủy văn Bình Dương sẽ tổng hợp thành các bản tin dự báo thời tiết trong ngày.

Các trạm thủy văn thường nằm “nép mình”, “lặng lẽ” nơi vắng người dân sinh sống. Công việc của quan trắc viên, dự báo viên thầm lặng, vất vả nhưng lại vô cùng quan trọng, đang góp phần không nhỏ trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cũng như phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

baobinhduong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Những ngày qua, hậu quả của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão để lại đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đối với đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc nước ta. Cùng với cả nước, Bình Dương đang hướng về miền Bắc thân yêu với rất nhiều tình cảm chia sẻ cũng như huy động sự chung sức của cộng đồng để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão gây ra, sớm vượt qua khó khăn.

Lớp học “khai giảng” sớm

Lớp học “khai giảng” sớm

Những ngày cuối tháng 8, hàng trăm học sinh ở những lớp học tình thương (LHTT) trên địa bàn tỉnh đã “khai giảng” năm học mới. Ở lễ khai giảng đó, không tiếng trống trường, không rộn ràng cờ hoa nhưng đầy ắp tình thương của những thầy cô giáo là các anh chị tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Bình Dương hiện có 12 LHTT do các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý với hơn 400 em.

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Từ ánh mắt trong veo, qua những câu chuyện sôi nổi, hồn nhiên của những đứa trẻ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật gần gũi và kính yêu biết mấy… Đã lâu rồi, ở góc sân trường Tiểu học Phú Hòa 3 (TP.Thủ Dầu Một) có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trực quan sinh động như thế, nơi sự kính yêu, lòng biết ơn của thế hệ thiếu nhi dành cho Bác ngày càng nhiều hơn, nơi tình yêu quê hương đất nước và lý tưởng đẹp đẽ của các em đang được cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng nhà trường từng ngày vun đắp…

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc Tiểu học, trong đó có nội dung không xếp quá 35 học sinh/lớp. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các trường Tiểu học ở Bình Dương.

fbytzltw