Thái Lan bắt giữ 4 nghi phạm liên quan vụ sập tòa nhà trong động đất

Giới chức Thái Lan cho biết lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở thủ đô Bangkok trong trận động đất khiến hàng chục người thiệt mạng vào tháng trước.

Hiện trường vụ sập tòa nhà tại Bangkok, Thái Lan, do ảnh hưởng của trận động đất ở Myanmar.
Hiện trường vụ sập tòa nhà tại Bangkok, Thái Lan, do ảnh hưởng của trận động đất ở Myanmar.

Tòa nhà cao 30 tầng dự kiến làm trụ sở các cơ quan chính phủ là công trình đang thi công lớn duy nhất bị sập ở Bangkok do ảnh hưởng của trận động đất có độ lớn 7,7 làm rung chuyển nước láng giềng Myanmar hôm 28/3 vừa qua.

Theo nhà chức trách Thái Lan, 47 người đã thiệt mạng tại công trường xây dựng này, trong khi 47 người khác mất tích. Giới chức Thái Lan đã mở cuộc điều tra các công ty xây dựng có liên quan, sau khi nghi ngờ cốt thép sử dụng cho công trình không đạt tiêu chuẩn.

Dự án này gần chợ Chatuchak nổi tiếng ở Bangkok và là công trình hợp tác có sự tham gia của Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt số 10 Trung Quốc (Thái Lan), chi nhánh của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC), một trong những nhà thầu xây dựng và kỹ thuật lớn nhất thế giới.

Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan Tawee Sodsong cho biết một tòa án Thái Lan đã ra phán quyết bắt giữ 4 người thuộc tập đoàn trên với cáo buộc vi phạm luật doanh nghiệp nước ngoài. Trong số những người bị bắt giữ có 3 công dân Thái Lan, được cho là nắm giữ 51% cổ phần của công ty. Tuy nhiên, theo ông Tawee, có bằng chứng cho thấy 3 công dân Thái Lan này đang nắm giữ cổ phần thay cho những nhà đầu tư nước ngoài.

Luật doanh nghiệp nước ngoài của Thái Lan quy định rằng người nước ngoài không được nắm giữ quá 49% cổ phần trong một công ty.

Cũng theo Bộ trưởng Tư pháp Tawee, nhà chức trách vẫn đang điều tra vụ sập tòa nhà đang thi công ở Bangkok, bao gồm khả năng gian lận đấu thầu và sử dụng chữ ký giả mạo các kỹ sư trong hợp đồng giám sát xây dựng.

Đầu tháng này, các quan chức giám sát an toàn của Thái Lan cho biết các thanh thép - thanh chống được sử dụng để gia cố bê tông - từ công trường này khi được thử nghiệm đã được phát hiện rằng một số kim loại được sử dụng không đạt tiêu chuẩn.

Thảm họa động đất ở Thái Lan và Myanmar tháng trước đã khiến tổng cộng trên 3.700 người ở hai nước này thiệt mạng.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

fb yt zl tw