Tập huấn quy trình canh tác chè VietGAP gắn với triển khai mô hình du lịch sinh thái

Trong 2 ngày 12 - 13/10, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức lớp tập huấn “Quy trình canh tác chè VietGAP gắn với triển khai mô hình du lịch sinh thái” cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông, nông dân nòng cốt, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã tại các huyện, xã trọng tâm quy hoạch phát triển trồng chè theo hướng hàng hoá tỉnh Lào Cai.

T1.jpg
Quang cảnh lớp tập huấn.

Trong thời gian tập huấn, học viên được giới thiệu, trao đổi, chia sẻ các nội dung về: Tình hình sản xuất và định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổng quan về cây chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai; các tiêu chuẩn VietGAP trong trồng trọt; quy trình canh tác chè VietGAP gắn với triển khai mô hình du lịch sinh thái (gồm đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và gốc ghép; quản lý đất và giá thể; phân bón và chất phụ gia; nước tưới; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; thu hoạch và bảo quản, vận chuyển; quản lý và xử lý nước thải; người lao động; ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại).

Ngoài học lý thuyết, học viên còn được tham quan, học tập thực tế tại hiện trường, được giải đáp những thắc mắc về quy trình canh tác chè VietGAP, cách phát hiện sâu bệnh hại chè và cách phòng trừ, cách thu hái chè đảm bảo yêu cầu chất lượng, vệ sinh, an toàn trong sản xuất chè...

T2.jpg
Học viên tham quan, học tập tại xã Bản Sen, huyện Mường Khương.

Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Lào Cai, tổng diện tích chè của Lào Cai hiện là 7.696 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 5.082 ha, sản lượng đạt khoảng 36.500 tấn. Diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của tỉnh là 696,94 ha, sản xuất theo quy trình VietGAP là hơn 100 ha. Vì vậy chương trình tập huấn giúp các hộ trồng chè có hiểu biết cơ bản về quy trình canh tác chè VietGAP để áp dụng vào trồng chè tại gia đình và tuyên truyền cho những hộ xung quanh kiến thức đã được học, góp phần tạo nên sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, từng bước nâng cao thu nhập cho người trồng chè tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw