Tạo đà thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ

Hoạt động xúc tiến thương mại ngay tại thị trường trong nước đang cho thấy vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối giao thương. Tuy nhiên, hoạt động này cần sớm được khắc phục những hạn chế để phát huy hết tiềm năng sẵn có, tạo đà thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ.

Các doanh nghiệp tham gia chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing 2024”.

Sau 2 năm tổ chức thành công, chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing 2025" tiếp tục được Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 9 tới.

Trước đó, Viet Nam International Sourcing 2023 và 2024 đã thu hút nhiều tập đoàn quốc tế như: Aeon, Walmart, Decathlon, Coppel, Central Group, Lotte, IKEA…; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự kiện được giới chuyên môn và doanh nghiệp đánh giá cao bởi sự chuyên nghiệp, tỉ mỉ trong khâu tổ chức. Đồng thời, thu hút khoảng 10.000 lượt khách tham quan, giao dịch với 300 kênh phân phối, nhà nhập khẩu, tập đoàn công nghiệp uy tín từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là một trong nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được tổ chức thời gian qua.

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước ngày càng trở nên hiệu quả, khẳng định vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Những năm qua, Cục đã phối hợp với các địa phương ở 6 vùng kinh tế tổ chức chuỗi hội nghị xúc tiến và thúc đẩy xuất nhập khẩu tại chỗ. Cùng đó là các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hằng tháng. Qua đó đã tạo nền tảng để giúp các địa phương, doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới khởi nghiệp, kết nối trực tiếp với tổ chức, cơ quan xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Còn theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân, bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài, xúc tiến xuất khẩu tổ chức ngay tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho ngành.

“Ngoài việc thu hút nhiều nhãn hàng, nhà nhập khẩu quốc tế đến Việt Nam để các doanh nghiệp có thể trực tiếp chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình sản xuất, đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và các tiềm năng khác. Đối với ngành da giày, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được tổ chức thường niên đã tạo động lực để ngành đạt tăng trưởng tốt”, bà Phan Thị Thanh Xuân chia sẻ.

Đối với ngành dệt may, xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng truyền thống và khách hàng mới, cũng như kết nối thuận lợi vào chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu. Từ đó, bắt kịp vào các khâu có giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Trong đó, các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ (chiếm gần 90% số doanh nghiệp thuộc ngành), được hưởng lợi không nhỏ do tiếp cận các công nghệ mới, giảm chi phí quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong bối cảnh còn nhiều khó khăn.

Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại còn mang tính hình thức, hàng hóa giới thiệu nghèo nàn, chất lượng chưa cao. Đặc biệt, cơ sở vật chất còn hạn chế khi cả nước chưa có các trung tâm triển lãm lớn để tổ chức các sự kiện thương mại quy mô quốc tế giới thiệu hàng hóa tới các nhà mua hàng toàn cầu. Ngoài ra, sự liên kết giữa các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại còn chưa chặt chẽ… Đây là những hạn chế cần sớm được khắc phục.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội đề xuất, Chính phủ cần quy hoạch những khu công nghiệp tập trung quy mô lớn cho các lĩnh vực xuất khẩu chủ chốt. Nên có những khu công nghiệp lớn riêng của ngành, trong đó có xử lý nước thải, cung cấp hạ tầng về chuyển đổi xanh, nhân lực. Ngoài ra, cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ về mặt tài chính, thuế, lãi suất phù hợp, có chính sách đào tạo nhân lực thuộc khối ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Để triển khai hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong bối cảnh mới, các chuyên gia cho rằng, cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến chuyên sâu theo từng ngành hàng như nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gỗ, dệt may, công nghiệp hỗ trợ...; xúc tiến thương mại, đầu tư kết hợp quảng bá, trải nghiệm du lịch; tăng cường liên kết cung - cầu nội địa, hình thành chuỗi cung ứng trong nước…

Năm 2025, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, một loạt hoạt động xúc tiến xuất khẩu trên “sân nhà” được Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ tổ chức như: Hội nghị quốc tế xúc tiến xuất khẩu ngành da giày Việt Nam 2025; hội nghị quốc tế ngành cao su tại Việt Nam năm 2025…

Ông Vũ Bá Phú cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong xúc tiến xuất khẩu, từ tổ chức hội chợ ảo đến trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích dữ liệu ngành hàng; tăng cường xúc tiến tại thị trường mới, tiềm năng như: Trung Đông, Nam Á, châu Phi. Cùng đó là phát triển năng lực xúc tiến thương mại của các địa phương, nâng cấp năng lực cho trung tâm xúc tiến thương mại vùng; hỗ trợ chuyên sâu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo gia nhập thị trường quốc tế.

Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai mong muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước

Lào Cai mong muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước

Phát biểu tại Hội nghị các thành phố hữu nghị quốc tế Vân Nam 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Nguyễn Thành Sinh nhấn mạnh: Tỉnh Lào Cai mong muốn được tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước trong lĩnh vực thương mại, du lịch, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, linh kiện điện tử, khai thác, chế biến sâu khoáng sản…

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Quảng bá hình ảnh Lào Cai và mở rộng giao thương cho doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á

Quảng bá hình ảnh Lào Cai và mở rộng giao thương cho doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á

Sáng 19/6, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 9 và Hội chợ Xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 29, theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc và chính quyền tỉnh Vân Nam.

Cùng nông dân Bát Xát làm giàu

Cùng nông dân Bát Xát làm giàu

Đáp ứng đủ nguồn vốn cho “tam nông” là mục tiêu mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Bát Xát (Agribank Bát Xát) luôn hướng tới. Bám sát mục tiêu đó, Agribank Bát Xát đã cùng nông dân trong huyện viết tiếp giấc mơ làm giàu.

Đa lợi ích từ mô hình “trồng lúa xanh”

Đa lợi ích từ mô hình “trồng lúa xanh”

Mô hình trồng lúa áp dụng quy trình canh tác bền vững giảm phát thải khí nhà kính trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa bền vững giảm phát thải khí nhà kính (GHG) cho các vùng chuyên canh lúa tại tỉnh Yên Bái” do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức OXFAM triển khai thí điểm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã cho những kết quả khả quan, khẳng định giá trị, lợi ích từ việc “trồng lúa xanh”.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Bình Dương khởi công đường Vành đai 4 và khánh thành 3 tuyến đường giao thông trọng điểm

Bình Dương khởi công đường Vành đai 4 và khánh thành 3 tuyến đường giao thông trọng điểm

Chiều 18/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn Đèo Cả tổ chức Lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Bình Dương, và khánh thành các tuyến đường ĐT.743, ĐT.746, ĐT.747B. Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự và phát biểu ý kiến tại buổi lễ.

fb yt zl tw