Tăng trần giá vé máy bay: Du lịch nội địa lo gặp khó

 Từ 1/3, trần giá vé máy bay nội địa tăng 3,75%. Điều này khiến nhiều công ty du lịch lữ hành lo lắng lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch.

tran-gia-ve-may-bay-tang-mang-lai-noi-lo-cho-du-lich-noi-dia-6553.jpg
Trần giá vé máy bay tăng mang lại nỗi lo cho du lịch nội địa.

Thêm khó cạnh tranh du lịch nước ngoài

Trong những năm gần đây, du khách nội địa đang là điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch nước nhà. Như năm 2023, có hơn 20 triệu lượt du khách nội địa đến Hà Nội và 4 triệu lượt khách quốc tế. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, du lịch Việt Nam đón 21 triệu lượt khách nội địa, trong đó gần 10 triệu lượt khách lưu trú và 3 triệu lượt khách quốc tế. Điều này cho thấy, thị trường khách nội địa vẫn là điểm tựa vững vàng để phát triển du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, du khách là đối tượng tương đối nhạy cảm trước “giá vé”. Việc điều chỉnh trần giá vé máy bay đã có tác động ngay tức thì đối với các đường tour trong nước. Giá tour khai thác bằng hàng không đang được các công ty lữ hành điều chỉnh theo hướng tăng giá. Điều này cũng cho thấy, ngành du lịch nội địa sẽ thêm khó khi cạnh tranh với du lịch nước ngoài.

Tham khảo giá vé trên một số trang web du lịch có thể thấy giá vé tăng lên theo khoảng cách địa lý của các chuyến bay. Việc này sẽ phần nào khiến du khách đắn đo lựa chọn các tour du lịch nước ngoài hoặc tự túc phương tiện đi lại. Ví dụ, với trần giá vé tăng cao như hiện nay, vé máy bay xuất phát từ các tỉnh miền Nam đến vùng Tây Bắc sẽ có giá khoảng 7 - 8 triệu đối với vé khứ hồi, chưa kể các chi phí ăn uống, nghỉ ngơi. Như vậy, chi phí một chuyến du lịch từ Nam ra Bắc có thể tương đương cả tour du lịch đi Đài Loan, Singapore chỉ từ 10 - 15 triệu cho 5 ngày.

Một bài học dễ dàng nhận thấy từ các năm trước chính là Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), vốn là một điểm đến có lợi thế về thiên nhiên, phong cảnh, cơ sở lưu trú, an ninh tương đối tốt, nhưng lại dễ mất điểm vì giá vé máy bay khá đắt đỏ đối với du khách nội địa. Năm 2023, có thời điểm giá vé khứ hồi đi Phú Quốc lên đến gần 7 triệu đồng, đắt gấp rưỡi so với giá vé đi Bangkok (Thái Lan) và đắt hơn 1 triệu đồng so với giá vé đi Bali (Indonesia). Vì thế, thay vì đến Phú Quốc, nhiều du khách lựa chọn địa điểm khác ở nước ngoài, vừa đem về trải nghiệm mới lạ, vừa tốn ít chi phí hơn.

Làm gì để kích cầu du lịch nội địa?

Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện nay, các hãng bay chịu sức ép rất lớn từ chi phí giá nhiên liệu tăng cao thì việc tăng trần giá vé máy bay nội địa là phù hợp và cần thiết, cũng để tạo điều kiện cho các hãng hàng không tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, việc tăng giá trần vé máy bay, đồng thời cũng phải nâng cao chất lượng cho xứng tầm với chi phí mà du khách đã bỏ ra, tránh việc hủy, hoãn, thiếu chuyến bay.

Ngoài ra, hiện nay, các địa điểm du lịch nội địa cần đầu tư thêm vào chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, nhân lực. Gần đây, vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) xuất hiện trên diễn đàn quốc tế với hình ảnh đầy rác thải kém thân thiện. Điều này làm nhiều du khách bày tỏ thất vọng, bức xúc khi đến đây.

Việc tạo trải nghiệm hài lòng cho du khách bằng sản phẩm du lịch tốt rất quan trọng. Điều này sẽ giúp du khách nội địa có thể quay trở lại nhiều lần, cho dù giá vé máy bay tăng. Dịch vụ du lịch được cải thiện cũng đem đến lượng khách quốc tế lớn. Như Nha Trang - Khánh Hòa đã thực hiện chiến lược thu hút khách du lịch từ nụ cười. Từ người bán hoa quả, người chạy xe ôm, bán nước ép... đều có vốn tiếng “bồi” 4 - 5 ngoại ngữ. Cho dù không giao tiếp được với du khách, họ vẫn nở nụ cười ấm áp, thân thiện. Theo số liệu hai tháng đầu năm 2024 cho thấy, tỉnh đã đón gần 900 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và hơn 691 nghìn lượt khách nội địa.

Đặc biệt, để chuẩn bị mùa du lịch hè sắp tới, các tỉnh, địa phương cần có phương án kích cầu du lịch nội địa. Như tại Đà Nẵng, nhằm kích cầu du lịch nội địa, nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố có các chương trình tri ân khách hàng, tặng vé tham quan du lịch cho người dân nhân các ngày lễ trong năm. Để tiếp tục thu hút khách du lịch, thành phố Đà Nẵng sẽ thực hiện nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội như: Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn…

Việc vé máy bay tăng giá đã và đang gây bất lợi phần nào cho thị trường du lịch nội địa. Vì vậy, vào dịp nghỉ lễ, mùa du lịch, ngành hàng không và ngành du lịch có thể “bắt tay” để xây dựng được cơ chế giá phù hợp (khuyến mại, ưu đãi, tặng quà,..), đủ sức kích thích nhu cầu du lịch. Để làm điều này, hàng không và du lịch cần có sự liên hệ chặt chẽ trong việc xác định thị trường khách trọng điểm và thị trường mục tiêu, từ đó phối hợp hoạch định sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách và có kế hoạch, giải pháp quảng bá, tiếp thị đồng bộ trên tất cả các kênh bán hàng.

Theo Thông tư 34/2023 của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 1/3, trần giá vé máy bay nội địa tăng khoảng 3,75% so với hiện hành, tương đương tăng 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều. Cụ thể, đường bay từ 500km đến dưới 850km có mức giá trần là 2,25 triệu đồng/vé/chiều. Với đường bay có khoảng cách 850km đến dưới 1.000km, giá vé tối đa là 2,89 triệu đồng/vé/chiều. Đường bay từ 1.000km đến dưới 1.280km có giá trần 3,4 triệu đồng/vé/chiều. Đường bay có khoảng cách 1.280km trở lên sẽ có giá trần 4 triệu đồng/vé/chiều.

Theo Cục Hàng không lý giải, việc trần giá vé máy bay nội địa tăng để bù đắp phần nào những tổn thất chi phí của ngành hàng không sau 2 năm đình trệ do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Đây được coi là chính sách hỗ trợ, “cứu nguy” cho các hãng bay trong thời gian sắp tới.

Báo Pháp luật

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw