Sôi động thị trường tết Đoan Ngọ

LCĐT - Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết giết sâu bọ) được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là ngày lễ tết quan trọng trong truyền thống của người Việt Nam với ý nghĩa diệt trừ sâu bọ, góp phần phòng ngừa bệnh tật, đem lại sức khỏe cho con người và mùa màng bội thu. Do đó, từ nhiều ngày nay, các bà nội trợ đã đặt mua các vật phẩm để dâng lên ban thờ. Thị trường vì thế cũng sôi động với những loại hoa quả, bánh trái đặc trưng theo quan niệm “diệt sâu bọ” của người Việt.

Hai năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều khu dân cư bị giãn cách, đời sống kinh tế Nhân dân bị ảnh hưởng, nên thị trường dịp tết Đoan Ngọ ảm đạm, trầm lắng. Tuy nhiên, năm nay, khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế dần phục hồi, thị trường tết Đoan Ngọ sôi động trở lại.

Để sắm sửa đồ lễ cho gia đình, các bà nội trợ có rất nhiều lựa chọn từ chủng loại, mẫu mã đồ dâng lễ cho đến hình thức mua đồ. Tùy theo nhu cầu, thói quen, cũng như quỹ thời gian, người tiêu dùng có thể chọn mua đồ trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống hoặc mua bán qua online.

Sôi động thị trường tết Đoan Ngọ ảnh 1
Dù mua qua hình thức nào thì hoa, quả tươi vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.

Tại các cửa hàng, chợ truyền thống tại thành phố Lào Cai, lượng hàng hóa gia tăng đáng kể so với ngày thường. Để đáp ứng nhu cầu của “thượng đế”, các tiểu thương đều chủ động nguồn hàng và nhập về từ sớm với nhiều chủng loại, mẫu mã, chủ yếu là các mặt hàng truyền thống cho ngày tết này như rượu nếp cẩm, rượu nếp cái hoa vàng, bánh tro (bánh gio), các loại hoa quả có vị chua.

Chị Nguyễn Thị Hà, tiểu thương kinh doanh tại chợ Kim Tân cho biết: Do nguồn hàng ngày lễ tăng giá, nên giá bán cũng tăng nhẹ theo. Tết Đoan Ngọ năm nào cũng vậy, tôi phải chuẩn bị liên hệ hoa quả từ các mối hàng trước mấy ngày mới có nguồn cung. Quả được ưa chuộng trong dịp này là những loại có vị chua như mận, vải, bưởi… Buổi sáng hôm nay mùng 5/5, tôi chuẩn bị hàng gấp đôi ngày thường. Lượng khách đến rất đông vào khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ.

Ngoài trái cây, hoa tươi cũng hút khách không kém. Các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này chia sẻ, trong các món đồ dâng lễ không thể thiếu hoa tươi, do đó mặt hàng này sức mua tăng gấp đôi, gấp ba lần ngày thường. Những loại hoa được người tiêu dùng chọn mua nhiều là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.

Không chỉ sôi động ở các khu chợ, cửa hàng mua bán trực tiếp, tại các shop hoa quả kinh doanh online cũng nhộn nhịp không kém. Với ưu điểm “mua nhanh, bán gọn”, hình thức mua bán hàng online ngày càng được nhiều bà nội trợ lựa chọn, nhất là những người trẻ, người có quỹ thời gian eo hẹp. Chị Đào Lan Hương, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) cho biết: Mình công tác xa nhà, 1 ngày làm việc thường đi từ sớm đến tối mịt. Năm nay, tết Đoan Ngọ không vào dịp nghỉ cuối tuần, mình vẫn phải đi làm ở cơ quan, nên không có thời gian đi mua đồ lễ trực tiếp. Rất may mình có biết một vài tài khoản bán hàng uy tín trên mạng xã hôi, nên đã đặt mua các vật phẩm dâng lễ của gia đình

Sôi động thị trường tết Đoan Ngọ ảnh 2
Những mâm lễ với đầy đủ hương vị ngày tết Đoan Ngọ được khách hàng tìm mua.

Nắm bắt được xu hướng của khách hàng, chị Trần Thị Nguyệt, người chuyên bán hàng online các loại hàng hóa đã chủ động nguồn hàng từ sớm. Với phương châm “bán hàng từ tâm”, các mặt hàng được chị rao bán đều được nhập từ những địa chỉ nổi tiếng, được khách hàng ưa chuộng như mận tam hoa Bắc Hà, vải thiều Bắc Giang, bánh tro bà Đà (ngon nức tiếng ở Hà Nội), rượu nếp cẩm, nếp cái hoa vàng bằng phương thức lên men tự nhiên. Chị Nguyệt cho biết: Dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, lượng khách đặt mua qua online tăng. Cùng với việc lựa chọn nguồn hàng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tôi còn tham khảo cách bày mâm lễ để tư vấn cho khách hàng hoặc làm dịch vụ theo yêu cầu của khách. Giá 1 mâm lễ đủ món dao động từ 300.000 đồng – 500.000 đồng, thậm chí cả triệu đồng tùy các chủng loại.

Để phù hợp với thị hiếu của khách hàng, nhiều quán hàng bán tại các chợ cũng mở thêm dịch vụ bán hàng online, giao hàng cho khách khi có nhu cầu.

Tuy nhiên, thị trường “trăm người mua, vạn người bán” với nhiều chủng loại, mẫu mã, người tiêu dùng hãy là những người tiêu dùng thông minh, tìm hiểu kỹ về chất lượng, cũng như giá cả các mặt hàng để đặt mua cho phù hợp. Lời khuyên của các bà nội trợ thông thái là hãy tìm và đặt mua ở các địa chỉ bán quen thuộc, tránh mua phải đồ trôi nổi trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

fbytzltw