Slovakia có thủ tướng mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova ngày 25/10 đã chính thức bổ nhiệm ông Robert Fico làm thủ tướng mới.

Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova và tân Thủ tướng Slovakia Robert Fico (trái) tại lễ bổ nhiệm ở Bratislava, Slovakia, ngày 25/10/2023.

Đảng Định hướng Dân chủ Xã hội (Smer-SD) của ông Fico đã về nhất trong cuộc tổng tuyển cử hôm 30/9 và lập liên minh với 2 đảng khác.

Lễ bổ nhiệm được tiến hành tại Phủ Tổng thống và được phát sóng trực tiếp trên các phương tiện truyền thông Slovakia. Đây là lần thứ tư, ông Fico đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Slovakia. Trong chiến dịch tranh cử, đảng Smer-SD của chính trị gia này đã bày tỏ lập trường phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine.

Trong cuộc bầu cử Hội đồng Nhà nước (Quốc hội) Slovakia trước thời hạn ngày 30/9, Smer-SD về nhất khi giành được 42 ghế tại Quốc hội 150 ghế. Đảng Cấp tiến Slovakia (PS) đứng thứ hai với 32 ghế và đảng Tiếng nói-Dân chủ Xã hội (Hlas-SD) đứng thứ ba với 27 ghế. Ngoài ra còn có 4 đảng chính trị và liên minh khác giành được ghế tại Quốc hội Slovakia - gồm liên minh OLaNO với 16 ghế; phong trào Dân chủ Thiên chúa giáo (KDH) với 12 ghế; đảng Tự do và Đoàn kết (SaS) với 11 ghế; đảng Quốc gia Slovakia (SNS) với 10 ghế.

Tại phiên họp đầu tiên trong ngày 25/10, Quốc hội Slovakia đã bầu ông Peter Pellegrini, lãnh đạo Hlas-SD, làm Chủ tịch Quốc hội.

Smer-SD đã liên minh với Hlas-SD và SNS để chiếm đa số với 79 ghế tại Quốc hội khóa mới. Smer-SD cùng Hlas-SD giữ mỗi đảng 7 ghế bộ trưởng, SNS giữ 2 ghế và từ năm 2024 sẽ nắm thêm ghế Bộ trưởng Thể thao và Du lịch mới được thành lập.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw