Si Ma Cai thực hiện “tam nông”

LCĐT - Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26 ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông), Si Ma Cai từ một huyện nghèo, biên giới đã có những đổi thay lớn trong sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn.

Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Quan Hồ Thẩn.
Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Quan Hồ Thẩn.

Những năm gần đây, khi nhắc đến Si Ma Cai, mọi người thường nghĩ đến phiên chợ vùng cao, cảnh quan thiên nhiên, không gian văn hóa dân tộc Mông đậm đà bản sắc, vườn cây ăn quả ôn đới, sản phẩm dược liệu… Si Ma Cai đã và đang khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang tính đặc thù. Các giống cây, con đặc sản địa phương như cây ăn quả ôn đới, rau trái vụ, đại gia súc được chú trọng khai thác, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh, các chuỗi tiêu thụ sản phẩm và các mô hình kinh tế tập thể, mô hình khởi nghiệp. Sản xuất hàng hóa thúc đẩy hợp tác giữa "4 nhà" trong nông nghiệp. Các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, đa dạng hóa sinh kế ngày càng hiệu quả. Nhờ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế giỏi, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Tham quan mô hình của chị Vũ Thị Nhung ở xã Quan Hồ Thẩn, chúng tôi bất ngờ trước quy mô phát triển kinh tế có giá trị hàng tỷ đồng. Từ năm 2015, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư trồng 200 gốc mận Tả Van. Đến năm 2017, chị tiếp tục trồng hơn 700 gốc lê tai nung và năm 2018 xây dựng thêm mô hình chăn nuôi gà địa phương theo hướng trang trại. Chị còn đầu tư trồng gần 1 ha tam thất và áp dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm khô, sấy, trà túi lọc, hút chân không theo dây chuyền công nghệ hiện đại... Đến nay, gia đình chị thu lãi hơn 300 triệu đồng mỗi năm. Mô hình kinh tế của gia đình chị Nhung đã tạo việc làm cho nhiều phụ nữ trên địa bàn xã. Chị Nhung tâm sự: Gia đình tôi luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền thông qua nhiều chính sách, dự án hỗ trợ như Chương trình 30a, Chương trình 135, đặc biệt là Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020. Tôi rất phấn khởi khi sản phẩm trà tam thất của gia đình được chọn là 1 trong 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lào Cai năm 2020.

Các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp hoặc vùng hàng hóa giờ đây không còn là chuyện hiếm trên địa bàn huyện vùng cao Si Ma Cai. Ông Trương Văn Tiến, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai cho biết: Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, ngành nông nghiệp của huyện đã có nhiều tiến bộ cả về quy mô và trình độ sản xuất. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi đúng hướng, đạt kết quả quan trọng, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Hầu hết các địa phương trong huyện có mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và những nông dân sản xuất giỏi tích cực tham gia chuỗi liên kết, nhóm sở thích.

Lãnh đạo huyện Si Ma Cai thăm mô hình sản xuất của người dân.
Lãnh đạo huyện Si Ma Cai thăm mô hình sản xuất của người dân.

Thực hiện Nghị quyết “tam nông”, huyện Si Ma Cai đạt nhiều kết quả nổi bật, được minh chứng qua những con số: Năm 2020, tổng sản lượng lương thực đạt 28.447 tấn, tăng 14.942 tấn so với năm 2008; tổng đàn gia súc 43.650 con, gấp 2,5 lần so với năm 2008. Năm 2008, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn huyện chỉ có 96 ha, nay tăng lên 967 ha, ước sản lượng thu hoạch năm 2021 đạt hơn 1.100 tấn. Đối với cây dược liệu, từ những diện tích nhỏ lẻ của bà con, đến nay đã có 130 ha. Đồng chí Đinh Minh Hà, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai cho biết: Huyện Si Ma Cai xác định thực hiện “tam nông” là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm khơi dậy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Mục tiêu là xây dựng xã hội nông thôn ổn định, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

Từ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, các chương trình, dự án như Chương trình 135, Chương trình 30a, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ khác dành cho nông nghiệp, nông thôn mà trọng tâm là đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, các công trình giao thông, thủy lợi, thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục và kết cấu hạ tầng thiết yếu của địa phương được huyện Si Ma Cai quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng nâng cao năng lực phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Nghị quyết về “tam nông” tại huyện Si Ma Cai đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thu nhập bình quân của người dân hiện nay đạt 31,5 triệu đồng, cao gấp 3,7 lần so với năm 2008. Chương trình giảm nghèo đạt kết quả tốt, riêng giai đoạn 2015 - 2020 giảm trung bình 8,5%/năm...

Trong thời gian tới, huyện Si Ma Cai tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; gắn nông nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống người dân không ngừng được nâng cao...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw