Si Ma Cai chủ động ngăn ngừa văn hóa độc, hại xâm nhập

Si Ma Cai đã, đang và tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần ngăn chặn văn hóa độc, hại xâm nhập địa bàn.

Những năm qua, huyện Si Ma Cai luôn xác định việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc sẽ góp phần ngăn ngừa văn hóa độc hại xâm nhập địa bàn. Nội dung này được huyện Si Ma Cai cụ thể hóa bằng các chương trình hành động, các dự án nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang - thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Si 227231.jpg
Dạy múa khèn cho học sinh.

Các chương trình, dự án được triển khai thực hiện trên các nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất, bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân.

Huyện cũng chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, dự án phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Về nguồn kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn Trung ương và địa phương, trong đó nguồn vốn đầu tư Trung ương hỗ trợ đối với các nhiệm vụ: Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu; hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

Đối với nguồn vốn địa phương: Các địa phương tự cân đối ngân sách, kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao. Huy động các nguồn lực hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.

Là huyện có bề dày trầm tích lịch sử văn hóa, Đảng bộ Si Ma Cai luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc trong xây dựng con người, phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí chiến lược trọng yếu, nơi diễn ra nhiều cuộc đối đầu lịch sử, nơi giao thoa của các nền văn hóa, trải qua quá trình đấu tranh và xây dựng đã để lại cho Si Ma Cai nhiều di sản văn hóa truyền thống, với nhiều di tích đã được xếp hạng các cấp. Hệ thống di tích đồ sộ đó có giá trị to lớn trong công tác giáo dục truyền thống đối với thế hệ hôm nay và mai sau cũng như góp phần phát triển du lịch, dịch vụ.

Trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, huyện Si Ma Cai từng bước xây dựng, hình thành các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Si Ma Cai có lối sống ý thức, tự trọng, tự chủ; sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm, nhiều di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn, phát huy giá trị, như Hội xuống đồng ở xã Nàn Sán; Lễ hội Gầu tào ở các xã Cán Cấu, Sín Chéng; Lễ hội cúng rừng ở các xã trong huyện…

Đặc biệt, các lễ hội tổ chức với quy mô ngày càng lớn, tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong Nhân dân. Thông qua các lễ hội, huyện Si Ma Cai đã thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh vùng cao Si Ma Cai đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Si 227232.jpg
Si Ma Cai rất chú trọng khôi phục các lễ hội truyền thống.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại Si Ma Cai luôn được quan tâm, đạt kết quả khả quan. Đối với văn hóa vật thể, huyện đang cải tạo, nâng cấp và phục dựng một số ngôi nhà của người Mông theo lối kiến trúc truyền thống. Đối với văn hóa phi vật thể, huyện có nghi lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông đã được công nhận.

Việc gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch được triển khai qua việc xây dựng quy hoạch phát triển các tua, tuyến du lịch; đẩy mạnh khai thác phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; mở rộng quan hệ liên kết, hợp tác phát triển du lịch trên địa bàn với huyện giáp ranh.

Trong thời gian tới, huyện Si Ma Cai sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử - văn hóa. Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo các di tích, đồng thời khảo sát, xây dựng các dự án mới.

Kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý di tích từ huyện đến cơ sở. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh, thu hút cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, nhất là đối với nghệ sỹ tài năng, nghệ nhân dân gian và cán bộ làm việc trong lĩnh vực văn hóa có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Si Ma Cai.

Phát huy hơn nữa sức mạnh của toàn dân trong công tác tôn tạo di tích, theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm, vận động sức dân là chính”. Xây dựng các đề án xã hội hóa trong công tác bảo tồn tôn tạo di tích gắn với khai thác phát triển du lịch có lợi thế. Mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng liên kết hợp tác, hình thành các địa chỉ du lịch hấp dẫn gắn với di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện. Tạo lập sự hài hòa giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới với bảo vệ di sản văn hóa và phong trào xây dựng di sản văn hóa cơ sở.

Phấn đấu xây dựng con người Si Ma Cai phát triển về thể chất, trí tuệ, có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp phù hợp với các đức tính của con người Việt Nam. Cùng với đó, thường xuyên, kiên trì đấu tranh phê phán, đẩy lùi các hành vi sai trái, tiêu cực làm tha hóa, xuống cấp về đạo đức, lối sống, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Si Ma Cai…

Từ những thành quả đã đạt được, tin tưởng rằng trong thời gian tới, Si Ma Cai sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần ngăn chặn văn hóa độc hại xâm nhập địa bàn, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

fb yt zl tw