Sáng đèn đom đóm

Ở giữa thành phố sầm uất, chật chội có một ngôi nhà tồi tàn được ghép cẩn thận từ những tấm Prô-xi-măng sứt mẻ, nhưng ở đó ánh đèn học tập được thắp sáng hằng đêm.

Thầy giáo Nguyễn Minh Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Lào Cai giới thiệu về em Nguyễn Thị Thảo, học sinh lớp 10 chuyên Trung với niềm tự hào và thương cảm. Cho đến khi gặp em giữa nóng bức mùa hè, trong căn nhà thiếu ánh sáng, tôi mới hiểu niềm tự hào của thầy hoàn toàn có cơ sở. Thảo là học sinh giỏi với thành tích học tập tốt nhưng lại có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Góc học tập của Thảo.

Góc học tập của Thảo.

Tìm đến nhà ba mẹ con Thảo không khó, cả khu phố Triệu Quang Phục, phường Phố Mới (thành phố Lào Cai) đều tỏ tường hoàn cảnh gia đình em, họ nhiệt tình chỉ đường mà không quên nói rằng: “Cái Thảo, con bà Xoan học giỏi lắm”. Khi đến nhà em, chúng tôi thực sự bất ngờ vì căn nhà xập xệ dường như chỉ là chỗ chui ra, chui vào giữa bụi bặm, ầm ì từ một nhà máy kế bên, nhưng có một điều kỳ diệu trong căn nhà đó… Ở vị trí trang trọng nhất, bức tranh Bác Hồ được treo cẩn thận, dù các vật dụng khác bị bụi phủ mờ nhưng khung kính lồng bức tranh lúc nào cũng sáng, đó là điểm nhấn duy nhất của ngôi nhà. Bà Trần Thị Xoan, mẹ của Thảo đã ngoài 50 tuổi nói rằng, bức tranh vẽ Bác là do con gái thứ hai hát hay, nên được tặng. Bức tranh ấy gắn bó với gia đình gần chục năm nay và bà mong muốn con gái mình sau này học được một phần những đức tính của Người. Thảo yêu bức tranh này lắm. Hằng ngày, dù bận học đến mấy em cũng phải lau vài lượt. “Dù không bao giờ được gặp Bác nhưng qua bài học lịch sử, văn học trên lớp, em hiểu và khâm phục phong cách lớn của Người” - Thảo tâm sự. Đó là nguyên nhân để Thảo có kết quả học tập tốt với 9 năm là học sinh giỏi, đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh và đạt điểm cao thứ 2 trong kỳ thi vào Trường Trung học phổ thông Chuyên Lào Cai.

Trong căn nhà xập xệ không có một vật dụng giá trị. Ti vi nhiễu nhằng, nhiễu nhịt là do bà đồng nát cho, tủ quần áo, bàn, ghế cũng của những người hàng xóm tốt bụng cảm thông với hoàn cảnh gia đình đem đến. Thảo không có góc học tập riêng như những bạn cùng lớp khác. Chỗ học của em chỉ đơn giản là mặt bàn uống nước, mặt ghế hoặc một chiếc bàn gấp. Em chưa bao giờ được học với sách vở mới và mỗi mùa hè, em cặm cụi xin vở của mấy cô bạn hàng xóm, tỉ mỉ tìm những tờ giấy trắng còn sót lại đóng thành nháp. Nếu gia đình nhỏ bé ấy có trụ cột hẳn sẽ khác, nhưng trụ cột duy nhất đã mất khi Thảo mới 2 tuổi, còn mẹ đang mang thai đứa em gái thứ hai. Trong trí nhớ non nớt, Thảo không nhớ trọn vẹn hình ảnh của bố mà chỉ mường tượng qua lời kể của mẹ. Khi còn bố, mẹ con em được sống trong căn nhà kiên cố ở phường Duyên Hải nhưng sau đó vì khó khăn, mẹ bán căn nhà ấy đi và chuyển về khu phố Triệu Quang Phục. Một mình bà Xoan gồng gánh nuôi con. Người phụ nữ gầy, nặng chưa đến 38kg phải làm tất cả những công việc nặng nhọc của một người đàn ông để có tiền nuôi con ăn học. Mẹ Thảo làm công việc thời vụ ở khu vực cửa khẩu, chủ yếu là bốc vác những chuyến hàng hoặc phân loại khoai tây theo yêu cầu của chủ hàng, mỗi tháng thu nhập khoảng 2 triệu đồng.

Với 2 triệu đồng ít ỏi ấy nhưng chưa bao giờ bà “nợ” tiền học phí. Mỗi mùa hè, trước khi các con chuẩn bị vào năm học mới, bà lại tất tả chạy vạy tiền đóng học phí rồi trả dần từ đồng thu nhập ít ỏi. “Tôi không muốn con mình bị nhà trường nhắc nhở vì chậm học phí” - bà Xoan nói. Cho đến khi nhà trường biết hoàn cảnh của Thảo, các thầy, cô giáo vẫn băn khoăn tại sao với mức thu nhập như thế, bà Xoan không một lần đề xuất ý kiến giảm học phí với nhà trường.

Sự vất vả của bà được đền đáp xứng đáng khi Thảo luôn đạt thành tích học tập tốt, đứng nhất, nhì trong lớp và đứa con gái thứ hai trong gia đình cũng học rất giỏi. Khi nhắc đến thầy Hiệu trưởng Nguyễn Trường Giang, ánh mắt bà Xoan lấp lánh sự biết ơn. Biết được hoàn cảnh gia đình, thầy đã đề nghị tỉnh hỗ trợ Thảo tiếp tục thực hiện ước mơ đến trường và Thảo là một trong 10 học sinh may mắn của cả tỉnh được hỗ trợ 1.050.000 đồng/tháng. Số tiền này giúp mẹ em giảm bớt gánh nặng chi tiêu hằng ngày. Thầy giáo Giang cũng đang gắng sức để sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông Thảo giành học bổng toàn phần, du học nước ngoài, khi đó em có thể vừa học, vừa làm thêm gửi tiền về cho mẹ.

Giấc mơ của cô bé Nguyễn Thị Thảo lại muốn trở thành giáo viên như thầy giáo Giang để sau này giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn. Bà Xoan trăn trở lắm trước ước mơ nhỏ bé của cô con gái ngoan, hiền. Trong bà tồn tại hai suy nghĩ, bà vừa muốn hiện thực ước mơ trở thành giáo viên của con, nhưng lại sợ không đủ tiền nuôi con học đại học và bà vẫn muốn để con gái tự quyết định tương lai của mình. Một lần, bà Xoan lục túi con gái thấy có 100.000 đồng, bà giật mình gặng hỏi thì Thảo thật thà giải thích “đó là của mấy bạn cùng lớp góp cho con ăn sáng”. Lúc đó nước mắt bà Xoan lăn dài, giọt nước mắt thương con mà tủi thân cho số phận. Bà nghiêm mặt dạy con rằng: “Trong cuộc s ống sẽ còn nhiều lúc khó khăn và con phải học tự lập từ bây giờ, đừng bao giờ dựa dẫm vào người khác”. Lời dạy của mẹ, Thảo luôn ghi nhớ và Thảo khắc sâu điều dạy đầu tiên của Bác Hồ dành cho học sinh đó là phải “Học tập tốt”. Học Bác từ thế hệ măng non, từ khi còn là học sinh có lẽ sẽ tạo nên điều kỳ diệu trong xã hội, sau này đội ngũ trẻ có học vấn, tư cách đạo đức tốt sẽ nắm giữ tương lai của đất nước.

Câu chuyện của em Nguyễn Thị Thảo tuy nhỏ bé trong nhiều tấm gương “đèn đom đóm” vượt khó, học giỏi, nhưng điều mà tôi “học” được khi tiếp xúc với em chính là nghị lực và tính tự lập vươn lên trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục

Phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở vùng cao Y Tý (Bát Xát) đã vượt qua hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trở thành các tấm gương sáng trong cộng đồng.

Tôn vinh 17 cá nhân, 12 mô hình khu vực phía Nam trong học tập và làm theo Bác

Tôn vinh 17 cá nhân, 12 mô hình khu vực phía Nam trong học tập và làm theo Bác

Tối 11/10, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Nam năm 2024.

“Biệt đội” cứu nạn, cứu hộ vì Nhân dân quên mình

“Biệt đội” cứu nạn, cứu hộ vì Nhân dân quên mình

Mưa lũ, ngập úng và sạt lở đất đá do hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhà nước và Nhân dân tại nhiều địa phương trong tỉnh. Trong thời khắc hiểm nguy đó, cùng với các lực lượng khác, cán bộ và chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh đã không màng khó khăn, chạy đua với thời gian để cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ Nhân dân.

Tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu

Tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu

Tối 7/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024, tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu trong toàn quốc.

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Quy định 144-QĐ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 9/5/2024 quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới đã hội tụ đầy đủ những cốt cách về đạo đức mà người cán bộ, đảng viên cần phải có, với những điều khoản được viết khái quát, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là người chủ nước nhà. Tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt”.

fbytzltw