Sáng chế áo bảo vệ người đi xe máy

Khi xảy ra tai nạn, áo chống nắng sẽ phồng lên như bộ đệm hấp thụ lực va chạm, giảm nguy cơ chấn thương.

Bỏ công việc ở các tập đoàn, công ty lớn, 3 chàng kỹ sư trẻ - 3 cựu sinh viên trường Đại học Bách khoa đã dành 1 năm trời và tự bỏ tổng số tiền 2 tỷ đồng để nghiên cứu, sáng chế ra chiếc áo bảo hiểm vừa có tác dụng bảo vệ người điều khiển xe máy khi gặp va chạm, tai nạn, vừa có tác dụng chống nắng made in Việt Nam.

Áo bảo hiểm “made in Việt Nam” nhẹ nhàng như một áo khoác chống nắng, có 3 size S, M, L, khá thời trang và tiện sử dụng.
Áo bảo hiểm “made in Việt Nam” nhẹ nhàng như một áo khoác chống nắng, có 3 size S, M, L, khá thời trang và tiện sử dụng.

“Túi khí” bảo vệ người đi xe máy

Đầu tháng 5, trên Facebook xuất hiện clip về một sản phẩm áo bảo hiểm VTE của Công ty TNHH Vì trẻ em. Áo có tác dụng chống nắng nhưng khi xảy ra tai nạn, chiếc áo sẽ được làm phồng lên như một bộ đệm để hấp thụ lực va chạm, giảm nguy cơ chấn thương các bộ phận quan trọng như: Gáy, lưng, sườn, ngực, hông của người mặc.

Sản phẩm nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi của cộng đồng mạng, bởi với đông đảo người tiêu dùng, đây là một sản phẩm mới mẻ, tích hợp nhiều tính năng. Còn với đội ngũ dân đam mê phượt, thì áo bảo hiểm VTE quá rẻ, giá chỉ chưa tới 2 triệu đồng trong khi giá sản phẩm này tại Nhật Bản gần 10 triệu đồng.

Áo bảo hiểm VTE có thiết kế như một áo khoác thông thường, có tác dụng bảo vệ người tham gia giao thông nhờ túi khí đặt trong áo làm bằng màng urethane chất lượng cao để hấp thụ và giảm chấn động khi phồng lên; Đồng thời, có tác dụng chống nắng với khả năng chặn trên 98% tia cực tím chiếu tới da, rất phù hợp với thời tiết và con người Việt Nam.

PV Báo Giao thông đã tìm hiểu và được biết áo bảo hiểm VTE này là “đứa con tâm huyết” do 3 cựu sinh viên Đại học Bách khoa nghiên cứu, sáng chế ròng rã suốt 1 năm trời. Đó là 3 kỹ sư đam mê sáng chế từ những ngày còn ngồi ghế giảng đường, thường chung sức cùng nhau trong những cuộc thi chế tạo Robocon, là: Nguyễn Trọng Xuyên (SN 1989, thạc sỹ cơ điện tử), Nguyễn Văn Phượng (SN 1992, kỹ sư tài năng cơ điện tử) và Nguyễn Văn Long (SN 1986).

Nguyễn Trọng Xuyên kể, khi đang làm công việc thiết kế tại hãng ôtô Nissan, Xuyên nhận thấy có tới 80% người tham gia giao thông ở Việt Nam sử dụng xe máy. Trong khi người sử dụng ôtô được bảo vệ an toàn bởi nhiều tính năng, thiết bị, nhất là khi xe bị va chạm túi khí sẽ bung, người đi xe máy ngoài phần đầu được bảo vệ bởi MBH thì nguy cơ thương vong khi bị tai nạn, va chạm rất lớn. Xuyên lên mạng tìm hiểu và thấy ở một số nước trên thế giới có bán sản phẩm áo bảo hiểm cho người đi xe máy và đã gửi bạn mua từ bên Nhật Bản 1 chiếc áo như vậy với giá gần 10 triệu đồng.

Cầm chiếc áo trên tay, Xuyên nghĩ cần phải làm một chiếc áo tính năng y hệt nhưng giá cả và thiết kế, phù hợp với con người thị trường Việt Nam. Xuyên chợt nhớ đến hai người bạn, người anh em là Long và Phượng, những người từng gắn bó trong các cuộc thi Robocon thời sinh viên. Long lúc đó đang làm việc cho một công ty trong miền Nam, Phượng vốn là sinh viên tài năng của Đại học Bách khoa, đang đầu quân cho Tập đoàn FPT ngoài Hà Nội. Cả hai người khi biết ý tưởng sáng chế một chiếc áo bảo hiểm “made in Việt Nam” thì đều đồng tình.

Và từ đấy, “3 chàng lính ngự lâm” đồng loạt xin nghỉ việc, bắt đầu hành trình nghiên cứu, sáng chế ra sản phẩm bảo vệ sự an toàn của người đi xe máy ở Việt Nam. Sau hơn 1 năm mày mò, sáng tạo, 3 kỹ sư trẻ đã chính thức trình làng sản phẩm áo bảo hiểm “made in Việt Nam” vào tháng 4/2018.

Chiếc áo “nhiều trong một”

Chiếc áo bảo hiểm VTE có dáng dấp như một chiếc áo khoác nhẹ, dùng để mặc bên ngoài khi đi xe máy, được kết nối với chiếc xe máy bằng một khóa nhựa và dây kéo kích hoạt. Áo sẽ được kích hoạt khi khoảng cách từ người điều khiển đến xe vượt quá “khoảng cách kích hoạt”, tức là khi có va chạm xảy ra. Khi đó, bình khí sẽ được mở và giải phóng khí CO2 vào túi khí, làm cho nó phồng lên tức thì.

“Túi khí được thiết kế để nằm giữa cơ thể người điều khiển xe với các vật có thể va chạm khi ngã xe, áo bảo hiểm sẽ hoạt động như một bộ đệm để hấp thu lực va chạm, giảm nguy cơ chấn thương cho người mặc. Những bộ phận quan trọng trên cơ thể sẽ được bảo vệ”, Phượng giải thích.

3 chàng kỹ sư mày mò, sáng chế chiếc áo bảo hiểm“made in Việt Nam” trong 1 năm trời.
3 chàng kỹ sư mày mò, sáng chế chiếc áo bảo hiểm“made in Việt Nam” trong 1 năm trời.

So với mẫu áo bảo hiểm bán ở nước ngoài vốn cồng kềnh, hầm hố chỉ phù hợp với dân chơi xe máy phân khối lớn, thì chiếc áo bảo hiểm VTE được thiết kế nhẹ nhàng như một áo khoác chống nắng, có 3 size S, M, L, khá thời trang và tiện sử dụng với mọi người tham gia giao thông.

Để có được sản phẩm áo bảo hiểm dành cho người Việt Nam này, 3 chàng trai đã phải mất 1 năm trời mày mò, nghiên cứu và số tiền đổ vào cho máy móc, nguyên vật liệu đã lên tới 2 tỷ đồng. Xuyên kể, không ít lần bị vợ càu nhàu vì “đã không mang tiền về nhà lại mang hết tiền nhà đi”, nhưng nhờ sự cảm thông, chia sẻ với đam mê của chồng và nhờ sự quyết tâm của 2 người bạn đồng hành, hành trình sáng chế của 3 kỹ sư trẻ đã bước đầu thành công khi đã có một sản phẩm ưng ý, an toàn, chất lượng ra mắt.

“Trong quá trình mày mò sản xuất, bọn mình gặp khá nhiều khó khăn. Từ việc mua vật liệu, thiết bị từ các nước về lắp đặt thành máy móc, dây chuyền của mình. Sau đó, là tìm chọn nguyên liệu nhập từ Mỹ, Trung Quốc, bọn mình đã lựa chọn nguyên liệu từ chính các đầu mối cung cấp cho các hãng sản xuất áo bảo hiểm ở Nhật, Pháp. Do đây là sản phẩm an toàn nên phải thận trọng từ mọi chi tiết, nguyên vật liệu, tất cả các sản phẩm đều phải trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tới tay người tiêu dùng”, Xuyên cho biết.

“Hiện, Công ty TNHH Vì trẻ em đã đăng ký thương hiệu cho sản phẩm. Những người bạn Nhật Bản trước cùng làm ở Nissan cũng như nhiều khách hàng đọc thông tin sản phẩm trên Facebook đều khen ngợi sản phẩm chất lượng và rẻ so với giá thị trường. Do chi phí nhân công ở Việt Nam rẻ, có thể làm số lượng lớn vì nhu cầu người đi xe máy nhiều, nên giá áo bảo vệ VTE chỉ khoảng 2 triệu đồng, trong khi áo mua từ nước ngoài về giá từ chục triệu đến vài chục triệu đồng. VTE muốn làm ra một chiếc áo bình dân, nhiều người có thể tiếp cận và sử dụng áo để an toàn hơn khi tham gia giao thông”, Phượng nói.

Báo GTVT

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw