Sàn thương mại điện tử đặc sản địa phương mở đường đưa nông sản Việt vươn xa

Mỗi tỉnh, thành sẽ được thiết lập một gian hàng đặc sản trên các sàn thương mại điện tử lớn, tập trung tất cả doanh nghiệp sản xuất và các sản phẩm của từng địa phương, giúp người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm đặc sản địa phương mà không còn giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

Đặc sản bí thơm của tỉnh Bắc Kạn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Còn nhiều khó khăn khi đưa đặc sản địa phương lên sàn thương mại điện tử

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử những năm vừa qua đã giúp cho nhiều hàng hóa, sản phẩm từ mọi vùng miền đến với người tiêu dùng cả nước nhanh chóng, tiện lợi hơn.

Tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến từ một số địa phương, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương) cho biết, trên thực tế, số lượng doanh nghiệp ở các địa phương có thể tự mình đưa sản phẩm lên các kênh thương mại điện tử (TMĐT) là rất ít. Việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT đối với các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp còn khiêm tốn và không thực sự mang lại giá trị như mong muốn.

Qua khảo sát ý kiến từ một số địa phương, Trung tâm Tin học và Công nghệ số đã ghi nhận một số khó khăn chủ yếu đến từ nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông sản còn thiếu nhân lực hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing...

Việc đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên các gian hàng thương mại điện tử là việc doanh nghiệp có thể làm nếu được hướng dẫn bởi các chuyên gia. Nhưng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mang lại hiệu quả thật sự thì doanh nghiệp cần thêm nhiều kỹ năng chuyên nghiệp hơn cũng như đầu tư thời gian, nhân lực hẳn hoi để quản lý, vận hành.

Thời gian qua, nhiều loại nông sản, đặc sản của các địa phương đã có mặt trên những sàn thương mại điện tử lớn.

Thêm vào đó, chi phí quản lý bán hàng quá cao từ 25% đến 45% cũng khiến doanh nghiệp ngần ngại khi tham gia các sàn TMĐT. Ngoài ra vấn đề kho hàng, bảo quản sản phẩm, về quá trình vận chuyển sản phẩm từ các địa phương đến tay người tiêu dùng cũng là băn khoăn của các doanh nghiệp, hợp tác xã khi hướng tới kênh phân phối TMĐT.

Thiết lập gian hàng đặc sản riêng cho từng địa phương

Nhằm hỗ trợ các bên sản xuất, cũng như đưa sản phẩm đặc sản địa phương trên khắp cả nước đến tay nhiều người tiêu dùng, Trung tâm Tin học và Công nghệ số đã và đang nghiên cứu triển khai, hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp ở địa phương tiếp cận mô hình bán hàng là sàn đặc sản địa phương.

Cụ thể, khi tham gia mô hình sàn đặc sản địa phương, mỗi tỉnh, thành sẽ được thiết lập một gian hàng đặc sản trên các sàn thương mại điện tử lớn; trong đó, tập trung tất cả doanh nghiệp sản xuất và các sản phẩm của các tỉnh, thành để thuận tiện cho việc quản lý, điều phối, vận hành và phân phối sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

Mô hình sàn đặc sản địa phương giúp kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Giải pháp sàn đặc sản địa phương - mô hình phân phối đặc sản địa phương qua sàn thương mại điện tử hứa hẹn mang lại giá trị thiết thực cho cả doanh nghiệp sản xuất, cũng như người tiêu dùng khi có thể mua các sản phẩm đặc sản địa phương mà không còn giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

Để hỗ trợ kỹ thêm kỹ năng bán hàng cho doanh nghiệp hướng tới tự quản lý kênh bán hàng điện tử, Trung tâm Tin học và Công nghệ số dự kiến phối hợp với các chuyên gia từ sàn thương mại điện tử để tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng để doanh nghiệp từng bước nắm bắt và trực tiếp thực hiện quy trình đăng sản phẩm, quản lý gian hàng, chăm sóc khách hàng trên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, tổ chức các buổi đào tạo về cách thức đóng gói, giao nhận hàng hóa đến các kho hàng trước khi phân phối sản phẩm địa phương cho doanh nghiệp...

Những hỗ trợ này góp phần đưa nông sản, đặc sản địa phương tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng cả nước, cùng lan tỏa tinh thần tự hào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đến với cộng đồng.

Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ Lào Cai: Tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị

Doanh nhân trẻ Lào Cai: Tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai thành lập năm 2002, hiện có hơn 80 hội viên, đến nay đã qua 4 kỳ đại hội. Những năm qua, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai đã làm tốt vai trò tập hợp, đoàn kết, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, doanh nhân trên địa bàn. Các hội viên tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời tích cực tham gia hoạt động an sinh, nhất là hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, tai nạn, rủi ro.

[Ảnh] Đồng Tuyển: Nông thôn mới kiểu mẫu vùng ven đô

[Ảnh] Đồng Tuyển: Nông thôn mới kiểu mẫu vùng ven đô

Nằm ở cửa ngõ phía Tây bắc của thành phố Lào Cai, xã Đồng Tuyển đã cán đích nông thôn mới năm 2015, hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2024. Có được kết quả này, ngoài sự quan tâm chỉ đạo linh hoạt của các cấp còn là sự quyết tâm, đồng lòng của người dân.

Sau thiên tai, Lào Cai tập trung cứu những cánh rừng

Sau thiên tai, Lào Cai tập trung cứu những cánh rừng

Sau trận mưa lũ vừa qua, rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở  khu vực địa hình hiểm trở, núi cao. Vì vậy, việc khắc phục diện tích rừng đã mất gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, lớp đất mặt không còn.

fbytzltw