Rực rỡ mùa hoa cúc chi dưới chân núi Hoàng Liên

Những ngày này, đồng hoa cúc chi ở thôn La Ve, xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa bắt đầu nở rộ, bung sắc vàng rực rỡ. Mùa hoa vàng dưới chân núi Hoàng Liên Sơn mang những tín hiệu đầy triển vọng cho một dự án sinh kế phát triển tại vùng ven Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

IMG_3775.JPG
Cánh đồng hoa cúc chi nở rực giữa trời đông.

Bản Hồ là 1 trong 3 xã có nhiều thôn, bản nằm ở vùng ven Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, Bản Hồ có lợi thế phù hợp phát triển vùng trồng dược liệu quy mô lớn. Năm 2023, Bản Hồ lần đầu thí điểm trồng hoa cúc chi dược liệu với sự kết hợp của 3 nhà gồm: nhà nông - chính quyền - doanh nghiệp.

IMG_3900.JPG
Mô hình thí điểm trồng hoa cúc chi dược liệu được Vườn Quốc gia Hoàng Liên hỗ trợ Hợp tác xã Nông nghiệp Bản Hồ thực hiện.

Tháng 4/2023, những hạt giống hoa cúc chi được nhiều hộ dân địa phương gieo xuống các khoảnh ruộng bậc thang trước đây chỉ cấy lúa một vụ. Đây là mô hình thí điểm được Hợp tác xã Nông nghiệp Bản Hồ liên kết với Công ty TNHH Trà Việt Anh thực hiện theo hình thức doanh nghiệp cung ứng vật tư - hướng dẫn kỹ thuật - bao tiêu sản phẩm. Tháng 11/2023, lứa hoa đầu tiên bung sắc. Người trồng hoa phấn khởi bởi cúc chi sai hoa, được mùa.

Anh Lý A Sẩu, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Bản Hồ, chia sẻ: Ở La Ve, nhiều ruộng bậc thang trước đây trồng lúa nhưng hiệu quả không cao, bởi chỉ cấy một vụ do thiếu nước. Khi doanh nghiệp có ý tưởng đầu tư phối hợp cùng bà con nhân dân làm, nên các gia đình đã chuyển sang trồng cúc chi. Đây là năm đầu thí điểm trồng cúc chi, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, tuy nhiên cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, hoa nhiều.

IMG_3757.JPG
Phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng tại Bản Hồ, hoa cúc chi phát triển tốt.
IMG_3872.JPG
Nông dân Bản Hồ thu hái hoa cúc chi lứa đầu tiên.

Ông Vù A Xa, Bí thư Đảng ủy xã Bản Hồ, cho biết: Với sự giúp đỡ về cây giống, phân bón và kỹ thuật từ Hợp tác xã và Vườn Quốc gia Hoàng Liên, những năm qua, người dân Bản Hồ đã phát triển vùng trồng dược liệu, người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Hoàng Liên có thêm sinh kế, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới tại Bản Hồ và cũng giúp người dân bớt tác động đến rừng.

IMG_3853.JPG
Hoa cúc chi được doanh nghiệp liên kết thu mua để chế biến trà xuất khẩu.
IMG_3807.JPG
Không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp, phát triển vùng trồng hoa cúc chi sẽ tạo thêm sản phẩm du lịch với các điểm check-in thu hút du khách.

Ông Nguyễn Duy Thịnh, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên cho biết: Với kết quả này, bước đầu đánh giá mô hình trồng cúc chi có nhiều triển vọng phát triển. Sản phẩm được liên kết sản xuất, tiêu thụ, có tiềm năng phát triển thành sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP trong tương lai. Chính quyền địa phương cần có sự phối hợp tốt với người dân, doanh nghiệp, tuyên truyền người dân sản xuất theo tiêu chuẩn, hướng tới tạo ra sản phẩm hữu cơ, an toàn.

Ngoài ra, cần có sự liên kết của nhiều bên để sản phẩm đầu cuối đem lại giá trị thật sự cho người dân, cho doanh nghiệp. Người dân được nâng cao thu nhập từng bước giảm sức ép vào rừng ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên và góp phần phát triển kinh tế gia đình và kinh tế - xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng là yêu cầu không chỉ của các doanh nghiệp mà các hợp tác xã ngày nay cũng đang dần phải chuyển đổi hoạt động theo hướng đa dạng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ để thu hút nguồn lực phát triển. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động là xu thế của các hợp tác xã hiện nay.

Hỗ trợ 6.500 con gà giống cho hội viên nông dân xã Kim Sơn

Hỗ trợ 6.500 con gà giống cho hội viên nông dân xã Kim Sơn

Ngày 27/8, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ tham gia dự án Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng an toàn sinh học giai đoạn 2024 - 2026 tại xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

Diện mạo mới của vùng đất ven đô

Diện mạo mới của vùng đất ven đô

Trở lại xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) sau hơn 5 năm, sự đổi thay rõ nhất mà tôi cảm nhận được là diện mạo nông thôn mới nơi đây có nhiều khởi sắc, cuộc sống của đồng bào các dân tộc được nâng cao; một đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp hiện hữu.

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 878/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Nông dân số

Nông dân số

Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham quan và khảo sát vùng chè tại huyện Mường Khương

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham quan và khảo sát vùng chè tại huyện Mường Khương

Sáng 22/8, Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do đồng chí Trương Ân Kỳ - Phó Bí thư Huyện ủy Hà Khẩu làm trưởng đoàn đã đến tham quan, khảo sát nhà máy chế biến chè, vùng sản xuất chè tại xã Lùng Vai và xã Bản Sen, huyện Mường Khương.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 86

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 86

Ngày 14/1/2022, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 86 về việc điều chỉnh Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Đề án 86). Theo quyết định này, đến hết năm 2024, Lào Cai phải hoàn thành các công việc đề ra. Phóng viên Báo Lào Cai đã trao đổi với ông Phạm Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai về vấn đề này.

fbytzltw