Rộn ràng chợ Bắc Hà ngày xuân

Nằm cách thành phố Lào Cai hơn 60 km về phía đông bắc, chợ phiên Bắc Hà họp vào chủ nhật hằng tuần tại trung tâm thị trấn. Với người dân bản địa, phiên chợ là nơi mua bán hàng hóa, giao lưu gặp gỡ bạn bè. Còn đối với khách du lịch, chợ phiên cuối tuần này là một nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn rất nên trải nghiệm khi đến với xứ cao nguyên trắng Bắc Hà…

4.jpg
Chợ phiên Bắc Hà.

Muôn sắc phiên chợ cuối tuần

Biết phiên chợ họp ngày chủ nhật, ngay chiều thứ bảy trước Rằm tháng Giêng, chúng tôi đã di chuyển từ thành phố Lào Cai về thị trấn Bắc Hà để chủ động giờ giấc và nơi ăn chốn nghỉ. Quả là những lo toan đó không thừa. Ngay từ chiều thứ bảy, những con đường dẫn đến trung tâm khu chợ Bắc Hà đã đông nghẹt người và xe từ khắp nơi đổ về. Khung cảnh thật sôi động.

Tìm một chỗ nghỉ ở đây lúc này rất khó. Những dãy nhà trọ thuộc phố đi bộ Bắc Hà như Nậm Sắt, Na Cồ… đều treo biển “hết phòng”. Mãi rồi chúng tôi mới tìm được một phòng nghỉ bình dân gần cổng phụ của khu chợ.

Từ sáng sớm, trời còn mù sương và chưa rõ mặt người, trên những con đường, dòng người đã đổ về trung tâm chợ. Từ trên cao nhìn xuống, chợ văn hóa Bắc Hà như một vườn hoa di động rực rỡ sắc màu của váy áo phụ nữ các dân tộc thiểu số xúng xính đi chơi chợ hòa cùng sắc màu tươi mới của hàng hóa.

Trước đây, chợ họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê-tông và được chia thành nhiều khu vực bán hàng. Khu bán gia súc, gia cầm, khu vực bán đồ tạp hóa, công cụ sản xuất, khu bán đồ thổ cẩm, trang sức, khu bán các mặt hàng rau, củ, quả nông sản của bà con… Nhiều nhất vẫn là nông sản của người dân địa phương.

Khách tham quan chợ phiên Bắc Hà chủ yếu là người miền xuôi, cũng có nhiều du khách nước ngoài đến đây để khám phá, trải nghiệm những nét đặc sắc, hấp dẫn về cuộc sống, phong tục tập quán của người dân. Trong tiết mưa xuân lất phất là dòng khách nườm nượp, chúng tôi bắt gặp không ít du khách đến từ châu Âu đang háo hức khi đi xem chợ, tha hồ chụp ảnh, quay phim về sự náo nhiệt, sắc màu cuộc sống của chợ phiên Bắc Hà.

Anh Michel, một du khách đến từ miền nam nước Pháp cho biết: "Đến với Bắc Hà, điều thu hút tôi nhất chính là những bộ trang phục dân tộc truyền thống của người dân. Tôi cảm thấy choáng ngợp vì sắc màu rực rỡ của các gian hàng nơi đây. Tôi đã chọn vài con thú bông có họa tiết thổ cẩm để làm quà lưu niệm cho gia đình".

Đến với chợ phiên Bắc Hà, người dân còn được thưởng thức món ăn đặc sắc, đó là món thắng cố nổi tiếng. Ngay ở trung tâm chợ, tại khu ẩm thực nghi ngút khói và mùi thức ăn thơm lừng, người dân và du khách thích thú check-in cùng chảo nấu thắng cố chuyên dụng lớn nhất cả nước, từng được xếp hạng kỷ lục Guinness Việt Nam nặng tới 1,6 tấn, đường kính 3 m, lòng sâu 1 m, chứa được 2 m3 nước.

Điều rất thú vị là mặc dù đây là phiên chợ của đồng bào thiểu số vùng cao, nhưng những chàng trai, cô gái H'Mông nắm bắt nhanh với công nghệ số, tham gia bán hàng trực tuyến hỗ trợ đồng bào ngay tại chợ. Họ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của đồng bào mang xuống chợ với khách online, nếu có nhu cầu có thể giao dịch, đặt hàng và chuyển đến tận nơi.

Cùng đó là những youtuber bản địa - những người sáng tạo nội dung số đưa lên nền tảng số kênh đăng ký của nhiều youtuber thu hút hàng chục, hàng trăm nghìn lượt người theo dõi, tạo nên kênh quảng bá nét văn hóa bản địa đặc sắc của vùng cao nguyên Bắc Hà.

Lý Seo Súng, một quay phim cũng là youtuber nổi tiếng ở Bắc Hà, quê ở huyện Si Ma Cai, cho biết: "Chợ phiên Bắc Hà mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao, tạo ấn tượng cho du khách khi ghé thăm. Vì vậy tôi cố gắng quảng bá hình ảnh chợ phiên Bắc Hà qua những thước phim để mọi người biết đến nhiều hơn”.

Theo tay máy nổi tiếng này, những người dân bản địa ở Bắc Hà cần phải sản xuất tạo ra những sản phẩm đặc trưng của địa phương như rau, củ, quả sạch, gà, lợn bản thuần..., vì phần lớn khách du lịch khi đến đây đều mong muốn được thưởng thức những sản vật địa phương.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà Trần Xuân Thảo: Những năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng như các điểm du lịch trong cả nước, du lịch Bắc Hà bị ảnh hưởng khá nặng nề.

Tuy nhiên, ngay sau khi hết dịch, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan tập trung công tác tuyên truyền quảng bá, nhờ đó mà trong hai năm qua, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, những ngày đầu xuân năm mới, du lịch chợ văn hóa Bắc Hà đã khởi sắc, nhộn nhịp đông vui trở lại.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trong tuần trước Tết, huyện Bắc Hà đã đón gần 32 nghìn lượt khách du lịch, tuần đầu sau Tết Nguyên đán, huyện đã đón hơn 55 nghìn lượt khách.

Chợ phiên Bắc Hà lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Bắc.
Chợ phiên Bắc Hà lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Bắc.

Nét văn hóa độc đáo cần bảo tồn

Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, với nỗ lực và quyết tâm cao, những năm qua, huyện Bắc Hà không ngừng đẩy mạnh phong trào xóa đói, giảm nghèo; xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển kinh tế. Một trong những định hướng đột phá của huyện là phát triển du lịch-dịch vụ, từng bước đưa Bắc Hà trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đặc sắc của tỉnh Lào Cai.

Để phát triển du lịch, huyện đã xây dựng Đề án 05, đề án phát triển văn hóa du lịch giai đoạn 2021 - 2025, trong đó xác định “từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch”, “du lịch Bắc Hà gắn với việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc”, “phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là khâu đột phá của huyện”.

Chợ phiên Bắc Hà từ lâu đã được du khách trong và ngoài nước biết đến là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng cao Tây Bắc. Những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và ngành du lịch Lào Cai với nhiều chủ trương, nguồn lực, chính sách đầu tư đã và đang trở thành điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bắc Hà nói riêng.

Anh Văn Chinh, một thầy giáo dưới xuôi lên cao nguyên Bắc Hà lập nghiệp hơn 20 năm nay, có thêm nghề tay trái là kinh doanh đá và đồ gỗ mỹ nghệ. Với sự am hiểu rất sâu sắc phiên chợ Bắc Hà, anh chia sẻ: Du khách đến với chợ Bắc Hà trong những ngày đầu năm mới không chỉ được hòa mình vào không khí, sắc xuân vùng cao mà còn được hòa mình vào không khí lễ hội, được ngắm, được thưởng thức sản vật địa phương mộc mạc, giản dị của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Nhằm đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn và là khâu đột phá, ngoài việc bảo tồn văn hóa các dân tộc, chính quyền huyện đã tập trung đầu tư, định hướng duy trì và phát triển thương hiệu “Chợ văn hóa Bắc Hà” bằng những việc làm cụ thể như quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu chợ phiên ngày Chủ nhật và chợ đêm với những hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ đặc sắc.

Để thương hiệu “Chợ văn hóa Bắc Hà” được giữ vững và ngày càng phát triển, một trong những vấn đề địa phương cần quan tâm đó là vấn đề quy hoạch để bảo tồn nét truyền thống văn hóa chợ Bắc Hà, mở rộng giao thông, bãi đỗ xe để đáp ứng nhu cầu của du khách, xây dựng niềm tin, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm giữ chân du khách, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch đặc sắc khác của địa phương tạo nên chuỗi du lịch, chuỗi giá trị trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên trắng Bắc Hà…

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Hà Nội nổi tiếng với cúc họa mi tinh khôi, những vườn đào thắm sắc; Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn; song cần triển khai những giải pháp bền vững.

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của Yên Bái, 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa phong phú mang đậm bản sắc dân tộc… Mỗi năm Mù Cang Chải đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để thúc đẩy phát triển du lịch, thời gian qua, huyện đã tập trung khai thác tối đa tiềm năng, đẩy mạnh liên kết vùng nhằm phát triển du lịch địa phương.

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Những năm gần đây, việc khai thác du lịch từ các phim trường đã trở thành hướng đi hấp dẫn, vừa giúp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, vừa tiết kiệm kinh phí đầu tư, gia tăng nguồn thu cho địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận về tính phù hợp của từng phim trường với đặc điểm bối cảnh và điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Đường Hồ Chí Minh nhánh tây từ Quảng Bình đến Quảng Trị luôn cuốn hút du khách bởi không gian vắng vẻ, yên tĩnh giữa đại ngàn Trường Sơn và những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Vẻ thâm u nhưng khoáng đạt, hoang sơ nhưng tuyệt đẹp của cảnh quan dọc tuyến đường lịch sử này đang dần mở ra triển vọng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, đưa du khách trở lại với Trường Sơn huyền thoại.

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Tại chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, Lào Cai đã giới thiệu, trưng bày, quảng bá nhiều sản phẩm OCOP, du lịch và dự án du lịch.

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

LÀO CAI CÓ HƠN 180 KM ĐƯỜNG BIÊN GIỚI GIÁP VỚI TỈNH VÂN NAM (TRUNG QUỐC). DO ĐÓ, LÀO CAI CÓ VỊ TRÍ RẤT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KẾT NỐI DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN VỚI VÙNG TÂY NAM TRUNG QUỐC.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Mùa hoa sưa ở Hà Nội thường bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, trong tiết Xuân với mưa phùn và cái nồm ẩm. Sắc trắng tinh khôi khó lẫn mang lại vẻ đẹp rất riêng cho hoa sưa - dịu dàng mà làm say đắm lòng người.

Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Mùa xuân mới của du lịch Y Tý

Mùa xuân mới của du lịch Y Tý

Vùng đất Y Tý của huyện Bát Xát nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, được ví như “viên ngọc” của núi rừng Tây Bắc. Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành, cơ sở hạ tầng và lưu trú được đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, làm cho hình ảnh của Y Tý ngày càng đẹp hơn.

fb yt zl tw