Quýt Mường Khương xuống phố, lên sàn

Trái quýt ngon đặc sản riêng có từ vùng "đất thép" Mường Khương, nơi cực Bắc Tổ quốc, đã có mặt tại nhiều thành phố lớn trong cả nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trưng bày quýt Mương Khương tại Hà Nội năm 2020.

Những năm gần đây, quýt Mường Khương (Lào Cai) được người tiêu dùng tìm mua như một món đặc sản ngon khác biệt, nhất là vào dịp Tết.

Trái to vỏ mỏng, mọng nước, hương vị đậm ngọt và mùi thơm riêng có của loại quýt đâm trái ở vùng đất biên giới "Mưng Khảng". Đó là tên xưa của Mường Khương, tiếng địa phương gọi là "đất thép", tức rất khô cằn, sỏi đá, cứng như sắt thép, trồng gì và nuôi gì cũng khó.

Hơn 20 năm trước, chỉ từ câu chuyện một hộ dân ở thôn Sả Hồ, thị trấn Mường Khương, trồng thử cây quýt và cho ra trái ngon kỳ lạ, người dân đã bắt đầu trồng theo, lan ra và nhân rộng, dần có được danh tiếng.

Khí hậu và thời tiết nơi biên ải, cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ ngày đêm chênh nhau khác biệt, nhiều sương mù và độ ẩm cao, hóa thành thích hợp cho cây quýt ra trái quý.

Chất lượng quýt Mường Khương có vị ngọt và thơm khác biệt.

Hiện Mường Khương đã có 815 ha quýt với hơn một nửa diện tích đã cho thu hoạch, tập trung tại các xã Tả Ngải Chồ, Pha Long, Tung Chung Phố, Lùng Khấu Nhin và thị trấn Mường Khương, với hơn 1.500 hộ dân trồng quýt. Đáng chú ý có tới hơn 215 ha quýt đạt chuẩn VietGAP và một Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Mường Khương đạt OCOP.

Với sự hỗ trợ rất sát sao của Phòng Nông nghiệp huyện, người dân Mường Khương được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc quýt theo hướng hữu cơ, hoàn toàn không dùng chất kích thích hoặc thuốc bảo vệ thực vật.

Loại quả thu hái vào dịp cuối năm nhưng do địa bàn quá xa, giao thông về miền xuôi gặp nhiều khó khăn, nên sức tiêu thụ chưa lớn. Bí thư Huyện ủy Mường Khương, ông Giàng Quốc Hưng, cho biết, huyện đã có những kế hoạch dài hơi cho cây quýt như một ngành nông nghiệp chủ lực xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu.

Nhiều xã đã có mô hình "du lịch vườn quýt" cho khách miền xuôi lên trải nghiệm, không chỉ checkin cảnh đẹp vùng quýt núi, mà tận mắt thấy quả quýt được chăm sóc với kỹ thuật sạch, thưởng thức và mua quýt về làm quà. Thị trấn Mường Khương là khu vực đậm dặc trồng quýt với 270ha có những mô hình đẹp đã góp phần rõ nét trong quảng bá du lịch. Huyện cũng đánh giá kỹ chất lượng quýt để duy trì diện tích 825 ha mà không mở rộng vùng trồng nhằm giữ chất đặc sản.

Đồng bào Mông và Bố Y thu hoạch quýt Mường Khương.

"Người dân giờ chỉ việc cầm điện thoại nghe alo và lên đơn hàng gửi đi", Trưởng phòng Nông nghiệp Lê Thanh Hoa nói với Đại Đoàn Kết. Với sản lượng khoảng 5.000 tấn năm 2023 được tiêu thụ hầu hết nhờ nền tảng công nghệ như Zalo, người dân trực tiếp kết nối với thương lái hoặc người tiêu dùng rất hiệu quả. Đặc thù trái cây tươi cần tiêu thụ nhanh chóng sau hái, người dân Mường Khương đã rất chủ động chuyển đổi số, tương tác thị trường và bớt chi phí trung gian.

Nếu như năm 2020, đất núi biên ải từng đưa sản phẩm quýt ngọt giới thiệu và quảng bá tại Hà Nội trong “Tuần lễ quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp Lào Cai”, thì nay mỗi ngày có 50-70 tấn quýt mùa thu hoạch được xe tải đưa trực tiếp về Thủ đô và nhiều vùng miền, cả TP HCM. Từ đây quýt Mường Khương đã có mặt ở hàng loạt thành phố trên cả nước.

Quýt ngọt được trồng nhiều tại thị trấn Mường Khương.

"Thậm chí quýt chưa đi, tiền đã về", ông Hoa phấn khởi nói về niềm vui của dân trồng quýt Mường Khương - tạo nên doanh thu hơn 120 tỷ đồng năm 2023. Tính trung bình mỗi hộ 1ha quýt trên toàn huyện mang lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

Hỗ trợ người dân trồng quýt, hầu hết là đồng bào Mông, Pa Dí, Bố Y... kết nối đầu ra và tiêu thụ, Phòng Nông nghiệp huyện Mường Khương cho biết hiện trái ngọt đặc sản này đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành, vào chuỗi BigC, và thậm chí lên sàn thương mại điện tử VNPT và Viettel, những nền tảng công nghệ và mạng xã hội đã trực tiếp giúp dân tiêu thụ chủ lực, xác lập vị thế thị trường.

daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vực dậy các công ty lâm nghiệp

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW: Vực dậy các công ty lâm nghiệp

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (Nghị quyết số 30), mặc dù đã được duy trì, củng cố và phát triển nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của 2 công ty lâm nghiệp trên địa bàn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn thua lỗ, nếu lợi nhuận thì cũng rất thấp.

Sáng tạo ở Tả Ngài Chồ

Sáng tạo ở Tả Ngài Chồ

Để nuôi lợn đen hiệu quả và bền vững, những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương đã triển khai cách làm sáng tạo, đó là chuyển pha nuôi lợn sinh sản, thiết lập “ngân hàng” giống trong các hộ trên địa bàn.

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Bước vào tháng 5, mận Tam Hoa tại huyện vùng cao Bắc Hà bắt đầu “đủng đỉnh” chín. Mới chớm vụ mà ngày nào chị Lục Thanh Xuân, thôn Na Lo, xã Tà Chải cũng tất bật để chuẩn bị vào mùa. Chị Xuân cười nói: Bắt đầu từ giờ đến khoảng 1 tháng nữa, ngày nào cũng chỉ... ăn và đi hái mận.

Một thoáng Hồng Cam

Một thoáng Hồng Cam

Men theo ký ức về bến đò Hồng Cam, chúng tôi tìm về nơi kết nối giữa xã Cam Cọn và một số xã lân cận (Bảo Yên) với các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh như Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Cứ ngỡ sẽ được đi trên chuyến đò chông chênh đầy gió để sang sông, vậy nhưng từ trong xanh thẳm, cây cầu như sợi chỉ trắng đã nối liền bờ vui.

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Trước tình trạng số thịt gia súc giết mổ được đóng dấu kiểm soát giết mổ bán trên thị trường chiếm tỷ lệ thấp trên tổng số gia súc được giết mổ để kinh doanh, UBND tỉnh đã có văn bản về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Vì những miền quê đáng sống

Vì những miền quê đáng sống

Từ ước mong ban đầu xây dựng những miền quê đáng sống, lấy đây là động lực, mục tiêu phấn đấu, giờ đây mục tiêu đó hiển hiện rõ ràng và trở thành thực tế sinh động ở huyện Bảo Thắng.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

fb yt zl tw