Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Rất nhiều du khách Việt Nam chọn lựa dịch vụ du lịch dựa trên đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, hoặc dùng mạng xã hội để lên kế hoạch du lịch. Tuy nhiên nhiều điểm đến tại Việt Nam vẫn đang hiện diện khá yếu trên các nền tảng trực tuyến.

Với du khách Gen Z (những người sinh từ năm 1995 đến 2010) tại Việt Nam, mạng xã hội là nguồn cảm hứng chính khởi đầu cho các kế hoạch du lịch. Theo nghiên cứu của nền tảng Booking.com về động lực thúc đẩy Gen Z đi du lịch, có 69% người được hỏi sử dụng các nền tảng như Instagram, Tiktok, Facebook hay Youtube để tìm kiếm ý tưởng cho chuyến đi tiếp theo; 67% người muốn du lịch tới địa điểm từng xuất hiện trong phim hoặc chương trình truyền hình; và 60% mong muốn trải nghiệm những món ăn và nét văn hóa đã được giới thiệu trên phương tiện truyền thông.

Kết quả này tương đồng với công bố "Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường du lịch 2024" của nền tảng AppotaPay mới đây, với các số liệu đáng chú ý như 91% du khách Việt và các dịch vụ du lịch dựa trên đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội; 73% người Việt dùng mạng xã hội để lên kế hoạch du lịch; hay 61% du khách Việt tin vào những nhà sáng tạo nội dung không nổi tiếng. Như vậy, những câu chuyện trên truyền thông góp phần định hình xu hướng du lịch của du khách, nhất là giới trẻ.

Nhiều du khách Việt tìm kiếm ý tưởng du lịch dựa vào đề xuất và đánh giá trên mạng xã hội Thiếu câu chuyện hấp dẫn khách du lịch.
Nhiều du khách Việt tìm kiếm ý tưởng du lịch dựa vào đề xuất và đánh giá trên mạng xã hội Thiếu câu chuyện hấp dẫn khách du lịch.

Theo ông Đặng Phú Vinh - Giám đốc điều hành Adsota (Appota Group), các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố công nghệ, truyền thông xã hội ngày càng tác động đáng kể đến hành vi của du khách, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên các điểm đến tại Việt Nam còn thiếu những câu chuyện đủ chiều sâu và sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

"Câu chuyện là chìa khóa để thu hút du khách, giống như bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" tạo ra hiệu ứng cho du lịch Phú Yên. Tuy nhiên hiện nay nhiều địa phương chưa quan tâm đến nhu cầu, phản hồi của du khách mà chỉ giới thiệu những gì sẵn có. Như Thái Lan, Hàn Quốc luôn có cách kể chuyện mới mẻ, liên tục giới thiệu điểm đến qua phim ảnh. Những câu chuyện có chiều sâu sẽ thuyết phục du khách trở lại một điểm đến hay một quốc gia nhiều lần", ông Vinh cho biết.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đồng quan điểm, ông Lê Công Năng - Tổng giám đốc Wondertour cho rằng các điểm đến Việt Nam thiếu sự chủ động, thiếu người kể chuyện về điểm đến, về sản phẩm, về hàng hóa… mà phụ thuộc vào đội ngũ truyền thông marketing của các doanh nghiệp du lịch. Thay vì chờ du khách tìm đến, nhà quản lý điểm đến cần chủ động truyền thông theo các mùa du lịch trong năm với những câu chuyện khác nhau.

Suốt nhiều năm qua, khách quốc tế đến Hà Nội rồi thường sẽ đến Hạ Long, Sa Pa, Ninh Bình... cũng bởi những câu chuyện về các di sản, văn hóa tại đây đã ăn sâu vào tư duy của người nước ngoài, khiến họ tò mò, tìm kiếm và yêu cầu các công ty lữ hành. Điều này là tin vui với Hạ Long, Sa Pa, Ninh Bình...nhưng cũng hạn chế cơ hội đón khách quốc tế của những điểm đến khác.

"Các điểm đến không thể mãi trông chờ vào 'hữu xạ tự nhiên hương' và truyền miệng, cách thức này quá chậm so với tốc độ truyền thông số hiện nay. Du lịch Việt Nam cần một chiến lược đồng bộ, liên tục và lâu dài hơn, cũng như các câu chuyện hấp dẫn hơn về các điểm đến trên mạng xã hội, khi mà công nghệ ngày càng tác động nhiều hơn đến hành vi của khách du lịch", ông Năng cho biết.

Công bố "Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường du lịch 2024" của nền tảng AppotaPay Việt Nam nên kể câu chuyện gì?
Công bố "Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường du lịch 2024" của nền tảng AppotaPay Việt Nam nên kể câu chuyện gì?

Ông Dominic Mason - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Sedgwick Richardson (đơn vị tư vấn thương hiệu và phát triển bền vững) cho rằng Việt Nam cần tạo ra những câu chuyện hấp dẫn xoay quanh mỗi sản phẩm theo kiểu "Made in Viet Nam", tập trung vào xuất xứ, phương pháp sản xuất và ý nghĩa văn hóa độc đáo. Ví dụ như câu chuyện về những hàng quán cà phê nhỏ ven đường, phương pháp pha chế cà phê và lịch sử đằng sau mỗi tách cà phê sẽ khiến hành trình khám phá cà phê Việt Nam thu hút khách du lịch.

"Việt Nam rất giỏi trong việc kết hợp văn hóa truyền thống với sự hiện đại, mang đến những trải nghiệm hấp dẫn. Khi nhắc đến cà phê thì không chỉ nói về sản phẩm mà còn phải kể đến địa điểm, không gian và cách thưởng thức. Những hàng quán cà phê nhỏ ven đường, phương pháp pha chế thủ công tỉ mỉ, và lịch sử phong phú đằng sau mỗi tách cà phê khiến cà phê Việt Nam trở thành trải nghiệm đích thực. Đó là nơi mà mỗi ngóc ngách đều có một câu chuyện và mỗi chuyến ghé thăm sẽ tiết lộ thêm những điều đặc biệt. Việt Nam chưa bao giờ làm tôi hết ngạc nhiên bởi cảnh quan đô thị không ngừng phát triển cùng với vẻ đẹp vượt thời gian của thiên nhiên. Đường phố Việt Nam chắc chắn sẽ làm du khách bất ngờ", ông Dominic Mason cho biết.

Du khách tham gia tour du lịch cà phê tại Đắk Lắk. Ảnh: Phạm Hoài Nguyên Anh

Ngoài văn hóa cà phê ở Việt Nam, ông Dominic Mason cho rằng Việt Nam còn rất nhiều câu chuyện hấp dẫn như các loại trà thơm được trồng ở vùng cao nguyên phía Bắc, lúa gạo Việt Nam hay đường bờ biển trải dài: "Một chuyến tham quan chợ hải sản ở một thị trấn ven biển sẽ giúp du khách khám phá sự tươi ngon và đa dạng của hải sản Việt Nam được xếp vào hàng ngon nhất hành tinh. Từ những cánh đồng lúa xanh tươi đến những chợ cá nhộn nhịp, Việt Nam là một kho tàng thiên nhiên phong phú".

Theo ông Lê Công Năng, thực tế đã có một số điểm đến thành công trong việc xây dựng câu chuyện và sản phẩm du lịch: "Hà Giang làm khá tốt việc kể chuyện, dựa vào cây hoa tam giác mạch, những nét văn hóa và lễ hội. Những bộ phim, câu chuyện về Hà Giang khiến khách du lịch tò mò, giúp Hà Giang trở thành nơi mọi người muốn đến, muốn biết về văn hóa, lịch sử và muốn trải nghiệm cuộc sống vùng cao. Mặc dù Tây Bắc có nhiều điểm du lịch miền núi tương đồng, nhưng với nhiều khách du lịch, nhất là khách miền Nam, họ mặc định là phải đến Hà Giang. Hoặc như Đà Nẵng, câu chuyện "thành phố đáng sống" và lễ hội pháo hoa khiến cho Đà Nẵng hấp dẫn du khách, ai cũng muốn đến để xem, vui chơi, thử cái "đáng sống" tại Đà Nẵng".

Ngoài ra ông Đặng Phú Vinh cho rằng, không chỉ truyền thông số, xu hướng sử dụng công nghệ trong chuyến du lịch sẽ ngày càng phổ biến. Du khách Việt Nam sẽ đi du lịch mà ít sử dụng tiền mặt, chỉ dùng điện thoại thông minh để thanh toán. Các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) sẽ phát triển nhanh, vì những nền tảng này vừa là nơi các cơ sở quảng bá sản phẩm, vừa cho phép khách du lịch đánh giá, phản hồi chất lượng dịch vụ. Ngoài ra trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ tham gia vào ngành du lịch trong vai trò tư vấn, chăm sóc khách hàng, thiết kế chương trình, cá nhân hóa sản phẩm cho khách... Vì vậy ngành du lịch Việt Nam không thể đứng ngoài những xu hướng này.

VOV.VN - Nghiên cứu mới đây của The Outbox Company cho thấy, thị trường du lịch nước ngoài (outbound) tại Việt Nam mùa hè năm nay sẽ tập trung ở phân khúc du khách trung niên.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw