Quan tâm chăm lo, hỗ trợ người dân khó khăn

Chăm lo, hỗ trợ người dân, đặc biệt là người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động… là công tác luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể TP.Thủ Dầu Một quan tâm thực hiện.

Các hoạt động, chương trình hỗ trợ thiết thực của các đơn vị, địa phương đã góp phần làm vơi bớt phần nào khó khăn, giúp cho người được hỗ trợ có thêm điều kiện cải thiện, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một và các ban, ngành, đơn vị tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một và các ban, ngành, đơn vị tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đa dạng các mô hình hỗ trợ

Công tác chăm lo, hỗ trợ người dân nghèo, người dân có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động… luôn được lãnh đạo Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Từ đó, nhiều mô hình hay, cách làm thiết thực được các ban, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai thực hiện, góp phần tích cực giúp nhiều gia đình, hoàn cảnh vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ông Huỳnh Văn Thanh, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một, cho biết năm 2023, toàn thành phố có 1.100 hộ nghèo, đến cuối năm đã có 110 hộ đã thoát nghèo. Trong công tác chăm lo, hỗ trợ các đối tượng khó khăn, thời gian qua, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, đang được duy trì, phát huy. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, trong năm 2023 này, nhiều mô hình mới tiếp tục được thành lập, đi vào hoạt động đã kịp thời hỗ trợ cho người dân khó khăn có thêm điều kiện cải thiện, ổn định cuộc sống.

Điển hình, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã xây dựng mô hình mới “Vòng tay nghĩa tình, nâng bước người nghèo, khó khăn”. Theo đó, mô hình vận động đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên của các đoàn thể chính trị - xã hội, cùng các tầng lớp nhân dân có kinh tế ổn định chung tay ủng hộ, giúp đỡ các đối tượng là những hộ nghèo, người mang bệnh hiểm nghèo, bệnh tật thường xuyên cần tiền trang trải cuộc sống, ưu tiên cho người khó khăn nhiều nhất. Việc triển khai mô hình này đã góp phần phát huy nguồn vốn nội lực, cùng với các nguồn lực của Nhà nước chăm lo, tiếp sức cho những hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn; từ đó tạo động lực cho nhiều cảnh đời kém may mắn vượt qua khó khăn, bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống. Kết quả, đến nay đã có 6 phường triển khai thực hiện mô hình này, gồm: Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Tân, Phú Lợi, Phú Mỹ, Định Hòa.

Tại các địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam các phường cũng đã thành lập mới nhiều mô hình ý nghĩa. Điển hình như phường Hiệp Thành với mô hình “Nhà trọ nhân ái”, hỗ trợ nơi ở miễn phí cho người bệnh và thân nhân người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Phường Hòa Phú với mô hình “Hòa Phú nghĩa tình” vận động nhà hảo tâm tặng quà cho người già neo đơn, người dân có hoàn cảnh khó khăn. Phường Tân An với mô hình “Nồi lẩu nhân ái”, “Vòng tay kết nối yêu thương” hỗ trợ hàng tháng cho 13 đối tượng khó khăn. Phường Phú Thọ với mô hình “Hạt gạo nghĩa tình” đã trao quà hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Phú Tân với mô hình “Khu nhà trọ đoàn kết nghĩa tình” đã vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê nhà trọ cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Phường Phú Hòa có mô hình “Ngôi nhà nhân ái” đã vận động nhà hảo tâm trao tặng quà cho các đối tượng khó khăn. Trong khi đó, phường Phú Lợi với mô hình “Bữa sáng 0 đồng” tại khu phố 5 và “Bếp chay 0 đồng” tại khu phố 6 cũng hoạt động rất hiệu quả…

Triển khai hoạt động chăm lo tết

Từ nhiều năm qua, phong trào “Tết nhân ái” do các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) thực hiện đã vận động, trao tặng hàng ngàn phần quà cho các đối tượng khó khăn vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Để có thêm nhiều phần quà ấm áp trao cho người dân còn nhiều khó khăn, từ giữa tháng 11-2023, Hội CTĐ TP.Thủ Dầu Một đã sớm xây dựng kế hoạch triển khai phong trào “Tết nhân ái” Xuân Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố. Bà Đoàn Thị Thu Hồng, Chủ tịch Hội CTĐ TP.Thủ Dầu Một, cho biết theo chỉ tiêu Tỉnh hội giao, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cấp hội thành phố phấn đấu vận động và trao tặng ít nhất 4.300 suất quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương, với tổng trị giá 1,9 tỷ đồng.

Theo đó, các đối tượng sẽ được quan tâm chăm lo trong chương trình này, bao gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, những nhóm dễ bị tổn thương khác (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người neo đơn...); người không có điều kiện vui xuân, đón tết cùng với gia đình do hoàn cảnh neo đơn, khó khăn (người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa sống tại các trung tâm nuôi dưỡng tập trung; người vô gia cư, xóm trọ lao động, xóm trọ bệnh nhân…); cán bộ, hội viên, tình nguyện viên CTĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Để đạt mục tiêu đề ra, Hội CTĐ thành phố đã giao chỉ tiêu cho Hội CTĐ các phường để sớm bắt tay vào việc, đẩy mạnh vận động nhằm huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động trao tặng quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương được vui xuân, đón tết cổ truyền, góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái. Cụ thể, hội sẽ vận động, tổ chức chương trình “Tết nhân ái” hỗ trợ tối thiểu cho 300 người. Hội CTĐ cấp phường cũng sẽ vận động, tổ chức chương trình “Tết nhân ái” hỗ trợ tối thiểu cho 100 người. Các phần quà còn lại theo chỉ tiêu phân bổ, các đơn vị sẽ tổ chức trao cho người dân trong các chương trình khác trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ông Huỳnh Văn Thanh cho hay nhằm chăm lo các đối tượng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đang xây dựng kế hoạch và sẽ tham mưu Thường trực Thành ủy triển khai các hoạt động liên quan.

Cũng như mọi năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một sẽ phối hợp với chính quyền, các ngành, các tổ chức thành viên tổ chức vận động các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ thêm về nguồn lực để tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động khó khăn do mất việc, giãn việc… trên địa bàn thành phố. Mỗi đoàn thể cũng sẽ có những hoạt động chăm lo tết cho các nhóm đối tượng cụ thể cũng như các đoàn viên, hội viên khó khăn. Ngoài ra, chính quyền các phường cũng sẽ triển khai phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động các nguồn lực để tổ chức hoạt động chăm lo tết thiết thực, ý nghĩa với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”, trong năm 2023, rất nhiều hoạt động an sinh xã hội ý nghĩa đã được TP.Thủ Dầu Một triển khai, như: Hỗ trợ học sinh thuộc hộ nghèo trong năm học 2023-2024 với tổng số 466 phần, tổng trị giá 416 triệu đồng; ủng hộ xây 11 căn nhà đại đoàn kết (ĐĐK) cho người nghèo tỉnh Điện Biên với tổng trị giá 550 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 2 căn nhà ĐĐK và hỗ trợ sinh kế cho 5 hộ nghèo tại TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai với tổng kinh phí 200 triệu đồng; thực hiện sửa chữa 8 căn nhà ĐĐK với tổng số tiền hơn 333 triệu đồng; xây 9 căn nhà ĐĐK tại các phường với số tiền 960 triệu đồng…

Báo Bình Dươngnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Những ngày qua, hậu quả của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão để lại đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đối với đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc nước ta. Cùng với cả nước, Bình Dương đang hướng về miền Bắc thân yêu với rất nhiều tình cảm chia sẻ cũng như huy động sự chung sức của cộng đồng để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão gây ra, sớm vượt qua khó khăn.

Lớp học “khai giảng” sớm

Lớp học “khai giảng” sớm

Những ngày cuối tháng 8, hàng trăm học sinh ở những lớp học tình thương (LHTT) trên địa bàn tỉnh đã “khai giảng” năm học mới. Ở lễ khai giảng đó, không tiếng trống trường, không rộn ràng cờ hoa nhưng đầy ắp tình thương của những thầy cô giáo là các anh chị tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Bình Dương hiện có 12 LHTT do các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý với hơn 400 em.

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Từ ánh mắt trong veo, qua những câu chuyện sôi nổi, hồn nhiên của những đứa trẻ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật gần gũi và kính yêu biết mấy… Đã lâu rồi, ở góc sân trường Tiểu học Phú Hòa 3 (TP.Thủ Dầu Một) có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trực quan sinh động như thế, nơi sự kính yêu, lòng biết ơn của thế hệ thiếu nhi dành cho Bác ngày càng nhiều hơn, nơi tình yêu quê hương đất nước và lý tưởng đẹp đẽ của các em đang được cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng nhà trường từng ngày vun đắp…

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc Tiểu học, trong đó có nội dung không xếp quá 35 học sinh/lớp. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các trường Tiểu học ở Bình Dương.

fbytzltw