Quản lý chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò

YBĐT - Ngày 22/1/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 264/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Gạo Mường Lò của cánh đồng Mường Lò, tỉnh Yên Bái.
Chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò là tài sản quốc gia được bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam, UBND thị xã Nghĩa Lộ là cơ quan được ủy quyền quản lý trực tiếp chỉ dẫn địa lý này. Đồng thời, UBND tỉnh Yên Bái đã cho phép thành lập Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò.
Ngày 19/4/2018, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Mường Lò cho sản phẩm gạo của cánh đồng Mường Lò, tỉnh Yên Bái; trong đó, giao cho UBND thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với UBND huyện Văn Chấn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thực hiện quản lý Nhà nước đối với chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò; đồng thời, cũng giao nhiệm vụ cho Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò tỉnh Yên Bái trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh, đóng bao bì, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò.

Khu vực mang chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò gồm 13 xã, phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, cụ thể: phường Trung Tâm, Tân An, Pú Trạng, Cầu Thia, xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi thuộc thị xã Nghĩa Lộ; xã Thanh Lương, Thạch Lương, Sơn A, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Phù Nham thuộc huyện Văn Chấn.
Thời điểm này, thị xã Nghĩa Lộ đang xây dựng quy chế kiểm soát chất lượng, cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò; xúc tiến thành lập Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò, bao gồm những hội viên là tổ chức và công dân sản xuất, chế biến và kinh doanh Gạo Mường Lò. Trước mắt, tổ chức in ấn bao bì gạo theo mẫu đã được tỉnh duyệt, chuẩn bị các điều kiện để đưa ra thị trường sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò có chất lượng theo đúng tiêu chuẩn do Nhà nước công bố khi thu hoạch vụ chiêm xuân vào cuối tháng 5/2018.
Dự kiến, trong vụ chiêm xuân này sẽ chế biến, sản xuất ra thị trường 100 tấn gạo mang thương hiệu chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò. Thị xã cũng tăng cường thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của đặc sản gạo Séng cù, Hương chiêm Mường Lò đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Mường Lò nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên website gaomuonglo.vn.
Đặc biệt, trong Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò tổ chức vào tháng 9/2018 tại thị xã Nghĩa Lộ, Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò sẽ tham mưu giúp UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức quảng bá chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò đến với du khách bằng nhiều hình thức phong phú như quảng bá qua các gian hàng hội chợ, lồng ghép trong hội thi ẩm thực.

Ông Chu Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Về lâu dài mang tầm chiến lược, các cơ quan quản lý Nhà nước về chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò và Hội Sản xuất và Kinh doanh Gạo Mường Lò tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch, triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài khoa học về xây dựng vùng nguyên liệu cho chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò với diện tích 1.300 ha; trong đó, thị xã Nghĩa Lộ 500 ha, huyện Văn Chấn 800 ha với sản lượng lúa 16.000 tấn/năm; cải tạo, bảo vệ đất đai, môi trường vùng cánh đồng Mường Lò; nghiên cứu bảo tồn giống lúa thuần chủng cho chỉ dẫn địa lý, từng bước sản xuất gạo mang chỉ dẫn địa lý Mường Lò theo hướng đạt an toàn thực phẩm chuẩn VietGAP, hướng tới xuất khẩu mặt hàng này để chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò thực sự trở thành một thế mạnh, một đặc sản đặc biệt của tỉnh Yên Bái. Đồng thời, thông qua chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò để quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, quê hương, con người, văn hóa và du lịch vùng Mường Lò - Yên Bái với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế”.

UBND thị xã Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò; tăng cường quản lý để tránh các hành vi xâm phạm quyền chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò như giả bao bì mang thương hiệu Gạo Mường Lò, chất lượng gạo không bảo đảm; tăng cường liên kết của "4 nhà": nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước để tạo đầu ra cho sản phẩm Gạo Mường Lò và giá cả ổn định; đề xuất, tạo điều kiện cho các hội viên tham gia sản xuất và kinh doanh gạo mang chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò vay vốn ưu đãi đầu tư thu mua thóc, mua sắm máy móc chế biến, đóng bao bì, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đưa gạo Mường Lò mở rộng cả về quy mô sản xuất, bảo đảm chất lượng và vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

Hạnh Quyên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw